Trọng lượng gạch không nung là bao nhiêu? Ưu nhược điểm của vật liệu này

Post 2024-08-15 |

Theo đánh giá của người dùng, gạch không nung được xếp vào dạng vật liệu xây dựng nhẹ vì trọng lượng khá thấp. Trọng lượng gạch không nung là 1 ưu điểm khi sử dụng vật liệu này để xây dựng công trình.

Để biết chính xác trọng lượng của gạch không nung cũng như ưu nhược điểm của vật liệu này, bạn đọc cùng Càn Thanh tìm hiểu ngay qua những thông tin sau nhé!

Gạch không nung là gì?

Giống như tên gọi của nó, gạch không nung là vật liệu xây dựng không cần nung nóng trong quy trình sản xuất. Thay vào đó, người ta đóng khuôn gạch và nén ép hoặc chưng khí áp để viên gạch đạt được kết cấu bền chắc. Gạch không nung đã xuất hiện trên thế giới cách đây hơn 1 thế kỷ. Vật liệu mới này được ứng dụng trong ngành xây dựng của nhiều nước phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Đức,... Ở nước ta, gạch không nung chỉ mới được sử dụng phổ biến vào vài năm trở lại đây.

trọng lượng gạch không nung

Gạch không nung được chia thành nhiều loại như: gạch nhẹ AAC, gạch bê tông bọt khí, gạch nhẹ EPS, gạch bê tông cốt liệu,... Trong đó, gạch bê tông cốt liệu được sử dụng nhiều  nhất do giá thành khá rẻ và đáp ứng được 1 số tính năng cần thiết cho công trình hiện đại. Gạch nhẹ AAC với ưu điểm vượt trội cũng xuất hiện nhiều ở các công trình lớn, hiện đại.

Trọng lượng gạch không nung là bao nhiêu?

Trọng lượng gạch không nung là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, gạch không nung chỉ có trọng lượng bằng ½, ⅓ gạch nung truyền thống. Do đó, trọng lượng của gạch không nung chỉ khoảng 650 kg/m3. Với trọng lượng như trên, 1 viên gạch không nung kích thước 600x200x100 sẽ có khối lượng khoảng 9kg.

Ưu và nhược điểm của gạch không nung

Gạch không nung được nhiều người ưa chuộng để xây dựng công trình bởi sở hữu những tính năng vượt trội mà gạch đỏ không có. Tuy nhiên, gạch không nung vẫn có những nhược điểm cần phải khắc phục. Dưới đây là ưu nhược điểm của vật liệu xây dựng không nung, bạn cần biết trước khi mua gạch về để xây dựng công trình.

trọng lượng gạch không nung

1. Ưu điểm gạch không nung

  • Như đã nói ở trên, trọng lượng gạch không nung chỉ bằng ½, ⅓ so với vật liệu truyền thống. Trọng lượng nhẹ thích hợp để xây dựng cho công trình cao tầng vì giảm tải trọng lên nền móng. Đồng thời, trong lượng gạch nhẹ nên cũng dễ thi công, đẩy nhanh tiến độ công trình và giảm chi phí thuê nhân công.
  • Gạch không nung không thải khí gây ô nhiễm môi trường giống như gạch đỏ. Hiện nay, hầu như các công ty đều đẩy mạnh nghiên cứu để ứng dụng phế thải công nghiệp vào sản xuất gạch không nung. Đây là lý do vật liệu này thân thiện với môi trường và được xếp vào loại vật liệu xanh.
  • Khả năng cách âm của gạch không nung tốt hơn gạch đỏ. Vật liệu này thường dùng cho những công trình cần cách âm tốt như: quán karaoke, phòng họp,... Sở dĩ gạch không nung có khả năng cách âm là vì cấu trúc dạng bọt khí của nó. Âm thanh sẽ phát tán qua các bọt khí và giảm bớt âm lượng trước khi truyền vào nhà.
  • Gạch không nung có hệ số dẫn nhiệt thấp và chống cháy lên đến 4 giờ với các đám cháy thông thường.
  • So sánh với gạch truyền thống thì gạch không nung có lợi ích kinh tế tốt hơn.  Bởi gạch không nung tiết kiệm chi phí thuê nhân công và giảm bớt chi phí đầu tư cột kèo, dầm móng.

2. Nhược điểm gạch không nung

trọng lượng gạch không nung

  • Một số loại gạch không nung có độ chống thấm không quá tốt và khả năng chịu lực cũng khá kém. Do đó, bạn cần phải lựa chọn gạch không nung phù hợp mới đảm bảo công trình hoàn thiện tốt nhất.
  • Cần sử dụng loại vữa chuyên dụng để liên kết gạch không nung với nhau nhưng số công ty cung cấp vật liệu này rất ít.
  • Không có nhiều đơn vị thi công biết cách xây dựng công trình chuẩn với gạch không nung.

Có thể bạn không biết: Để có được trọng lượng siêu nhẹ thì đòi hỏi phải cần máy ép gạch không nung kích thước lớn để có thể cho ra phẩm đáp ứng theo nhiều yêu cầu khác nhau.

Lưu ý khi mua gạch không nung xây nhà

Gạch không nung mang lại nhiều ưu điểm khi sử dụng để xây dựng công trình. Tuy nhiên, để công trình hoàn thiện nhất bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau khi mua gạch.

1. Mua gạch không nung ở đơn vị uy tín

Ở thị trường Việt Nam không có quá nhiều đơn vị sản xuất gạch không nung đạt chuẩn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các đơn vị cung cấp gạch không nung để mua được sản phẩm chất lượng. Càn Thanh chính là 1 trong những công ty cung cấp gạch không nung tốt nhất ở khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận. Hiện nay, công ty mang tới thị trường những loại gạch không nung chất lượng như: gạch nhẹ AAC, gạch bê tông bọt khí, tấm panel khí chưng áp,... Gạch không nung có độ bền tốt, khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt hơn hẳn so với vật liệu thông thường.

Khi mua gạch không nung tại Công ty TNHH Càn Thanh, bạn sẽ được tư vấn tận tình để chọn được vật liệu phù hợp nhất. Công ty cam kết giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng và hỗ trợ đổi trả nếu sản phẩm có lỗi từ nhà sản xuất.

trọng lượng gạch không nung

2. Kiểm tra chất lượng gạch không nung

  • Bạn nên kiểm tra chất lượng gạch không nung trước khi nhập về với số lượng lớn để xây nhà. Với mỗi lô gạch, bạn có thể kiểm tra khoảng 5 - 6 viên gạch. 
  • Kiểm tra độ bền bằng cách đập vỡ viên gạch với lực lớn. Nếu như gạch dễ vỡ, vỡ thành nhiều mảnh vụn thì khả năng chịu lực không tốt.
  • Kiểm tra khả năng chống thấm bằng cách ngâm gạch vào nước khoảng 24 giờ. Gạch chống thấm tốt chỉ thấm nước khoảng 2%.
  • Kiểm tra khả năng chống cháy bằng cách đốt cháy viên gạch. Gạch chống cháy tốt có thể chống chịu được đám cháy lên đến 4 giờ. 

Kết luận

Trọng lượng gạch không nung nhẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình xây dựng. Nếu có nhu cầu mua gạch không nung, bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: https://canthanh.com.vn

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Gạch chống thấm: Giải pháp xây dựng ở khu vực ẩm ướt

Top 7 vật liệu cách nhiệt tốt nhất trong xây dựng

Nên xây nhà bằng gạch gì bền đẹp và thân thiện với môi trường?

Sửa nhà bằng vật liệu nhẹ: Nên hay không nên?

Tấm bê tông 3D chịu lực đúc sẵn: Phân loại và Ứng dụng

Gạch bê tông khí chưng áp Viglacera - vật liệu chất lượng hàng đầu