Danh mục sản phẩm
Lợi ích khi xây nhà bằng gạch không nung không phải ai cũng biết!
Post 2024-08-15 |
Gạch không nung đã quá quen thuộc với các công trình nhà ở tại phương Tây, nhưng tại Việt Nam, dòng vật liệu hiện đại này vẫn còn là xu hướng. Nhiều chủ đầu tư vẫn đang phân vân liệu xây nhà bằng gạch không nung có đảm bảo chất lượng như gạch nung thông thường?
Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.
Khái quát về gạch không nung
Gạch không nung là loại gạch sử dụng phương pháp kết đông tạo thành thay vì dùng phương pháp nung nhiệt độ cao như sản phẩm gạch đất sét truyền thống.
Vật liệu này còn được gọi là gạch bê tông nhẹ, gạch block, gạch xi măng cốt liệu vì thành phần chính của gạch là hỗn hợp bê tông gồm xi măng, cát mịn, vôi / thạch cao, nước, kết hợp cùng các thành phần đặc biệt khác tạo nên nhiều loại gạch không nung khác nhau
- Bột nhôm và phụ gia tạo bọt khí tạo nên gạch không nung khí chưng áp AAC thông qua dây chuyền khí chưng áp khép kín
- Phụ gia tạo bọt khí tạo nên gạch không nung bọt khí CLC thông qua máy tạo bọt, máy trộn và quá trình kết đông trong môi trường tự nhiên
- Hạt nhựa xốp EPS tạo nên gạch không nung xốp EPS thông qua máy trộn và quá trình kết đông trong môi trường tự nhiên
- Chỉ có xi măng và cốt liệu bê tông (như cát mịn, tro bay, mạt cưa…) tạo nên gạch không nung xi măng cốt liệu với kích thước, kiểu dáng giống như gạch nung.
Ưu nhược điểm gạch không nung
Kích thước gạch không nung lớn nên thời gian thi công được rút ngắn đáng kể
Gạch không nung được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đã khắc phục hàng loạt khiếm khuyết của dòng gạch nung, nhưng vẫn còn một ít nhược điểm vẫn đang hiện hữu:
1. Ưu điểm gạch không nung
Khả năng chịu lực cao gấp 2 lần gạch nung, thích hợp cho mọi hạng mục xây dựng cần độ chịu lực, chịu nén cao.
Khả năng chống cháy và chống cháy lan nhờ thành phần là chất vô cơ, không bắt lửa. Điển hình như gạch siêu nhẹ đang đạt mức độ chống cháy cao nhất EI 240
- Cách âm tốt, cách nhiệt cao nhờ kết cấu bê tông và hàng tỷ bọt khí / hạt xốp
- Chống nấm mốc, kháng khuẩn, một số loại còn có khả năng chống thấm tốt
- Kết cấu đồng nhất, độ chính xác cao lên đến 99,99% do sản xuất theo dây chuyền hiện đại
- Không cong vênh, không sai lệch kích thước, không dễ vỡ như gạch nung
2. Nhược điểm gạch không nung
Kết cấu khối bê tông cứng và có sự liên kết theo tường nên khó đóng hoặc khoan, cần dùng máy khoan chuyên nghiệp
Mặc dù gạch không nung rất nhẹ, có thể nổi trên mặt nước nhưng khi ngâm lâu trong nước, gạch sẽ bị hút ẩm, độ hút ẩm khoảng 8 - 12% nên khi xây dựng ở những nơi thường đọng nước như nhà vệ sinh, nhà thầu cần chống thấm kỹ lưỡng.
Xây nhà bằng gạch không nung có lợi ích gì?
Từ những ưu nhược điểm trên, chúng ta nhận thấy xây nhà bằng gạch không nung lợi ích vẫn vượt trội hơn so với gạch nung thông thường
1. Chi phí vật liệu thấp hơn
Giá gạch không nung tính theo m3 luôn thấp hơn gạch nung từ 5 – 10% nhờ dây chuyển hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
2. Thời gian thi công nhanh hơn
Gạch không nung có kích thước lớn, trọng lượng gạch không nung cũng rất nhẹ nên số lần thao tác vẫn ít hơn khi sử dụng gạch nung kích thước nhỏ. Thời gian thi công nhanh, chi phí công thợ giảm
3. Độ bền công trình vượt trội
Trọng tải công trình là nỗi trăn trở khi xây nhà, nhưng khi sử dụng gạch bê tông siêu nhẹ không nung, nỗi lo này được giải quyết trọn vẹn, nhất là những địa hình xây nhà nền đất yếu.
4. Độ chịu lực cao
Những công trình cao tầng đòi hỏi tường bao phải có khả năng chịu lực cao, chống đỡ nhiều tầng, điều này hoàn toàn được đáp ứng bằng gạch bê tông không nung.
5. Tiết kiệm chi phí cách âm, cách nhiệt, chống thấm
Với công trình xây bằng gạch nung thì chủ nhà thường phải tốn thêm chi phí để gia cố bổ sung các chất liệu cách âm, cách nhiệt, chống thấm bên ngoài tường. Nhưng khi sử dụng gạch bê tông nhẹ không nung, những tính năng này đều đã có sẵn từ các thành phần bọt khí / hạt xốp, và vữa chuyên dụng.
Lưu ý khi xây nhà bằng gạch không nung
Để tối đa ưu điểm, tối thiểu nhược điểm khi xây nhà bằng gạch không nung, chủ nhà và chủ thầu cần lưu ý một số điểm sau:
1. Dự toán số lượng gạch không nung cần thiết
Vì quy trình sản xuất gạch bê tông nhẹ không đòi hỏi kỹ thuật, máy móc, dây chuyền hiện đại nên hiện nay chưa có nhiều nhà máy đủ năng lực sản xuất. Số lượng thành phẩm vì vậy cũng dễ bị thiếu hụt. Do đó, để tránh gián đoạn công trình, chủ nhà và chủ thầu cần dự toán trước số lượng để đặt hàng hoặc lưu trữ hàng đầy đủ.
2. Lựa chọn nhà thầu uy tín
Xây nhà bằng gạch không nung có một số kỹ thuật đặc biệt, vì vậy, cần chọn những đơn vị thi công có kinh nghiệm sử dụng loại vật liệu này, đã hoàn thành nhiều công trình gạch không nung có chất lượng cao.
3. Lựa chọn nhà cung cấp gạch không nung uy tín
Càn Thanh - đơn vị chuyên thi công nhà ở bằng gạch không nung tại TPHCM
Gạch không nung cần sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại, kết hợp thành phần nguyên liệu chất lượng cao thì mới cho đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như mong muốn. Chính vì vậy, nhà cung cấp gạch không nung cho ngôi nhà tương lai của bạn nên là nơi:
- Hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực gạch không nung, nắm rõ tiêu chuẩn và kỹ thuật từng dòng gạch.
- Quy mô hoạt động lớn, số lượng sản phẩm nhiều, chủng loại đa dạng phù hợp nhiều hạng mục xây dựng
- Chất lượng sản phẩm đã được kiểm định bằng chính giá trị sử dụng của những công trình đã hoàn thành
- Nhập khẩu và phân phối trực tiếp gạch không nung từ nhà máy uy tín, hàng chính hãng, giá tận gốc
Tại HCM, công ty Càn Thanh đang là thương hiệu được đánh giá cao về năng lực cung cấp sản phẩm gạch không nung.
Bên cạnh chất lượng thì nơi đây còn mang đến cho khách hàng nhiều chính sách hậu mãi linh hoạt, tư vấn kỹ thuật tận tâm và cung cấp đội ngũ thợ xây nhà bằng gạch siêu nhẹ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Càn Thanh
- 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM
- Hotline: 0967 213 312
- Website: canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín