Ưu nhược điểm của tấm Cemboard đối với công trình xây dựng

Post 2024-01-08 |

Tấm Cemboard là vật liệu xây dựng mới đang dần thay thế cho vật liệu truyền thống. Với nhiều ưu điểm nổi bật, tấm Cemboard được ưa chuộng để xây dựng nhiều công trình hiện đại. Bên cạnh những điểm mạnh thì vật liệu này cũng tồn tại những nhược điểm cần khắc phục. Qua bài viết sau đây, Càn Thanh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nhược điểm của tấm Cemboard đối với ngành xây dựng.

Tấm Cemboard được sản xuất như thế nào?

Tấm Cemboard còn được gọi là tấm xi măng nhẹ vì có trọng lượng rất nhẹ so với vật liệu truyền thống. Tấm xi măng thường được sản xuất với kích thước lớn và bề dày từ 3mm - 20mm. Kích thước, độ dày của tấm Cemboard được sản xuất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng.

nhược điểm của tấm cemboard

Tấm xi măng nhẹ được sản xuất từ những nguyên liệu quen thuộc như: xi măng, cát, sợi gỗ, sợi cellulose và các phụ gia khác. Hỗn hợp nguyên liệu được phối trộn theo tỷ lệ đặc biệt của mỗi đơn vị sản xuất. Sau khi trộn xong, hỗn hợp đạt chuẩn được đổ vào khuôn sau đó cán ép để đảm bảo kết cấu chịu lực.

Sau khi đã tạo hình xong, tấm xi măng được đưa vào quá trình sấy khô và nung ở nhiệt độ 1300 độ C. Công nghệ nung được nhập khẩu từ châu Âu đảm bảo không thải khí độc ra môi trường và tạo ra vật liệu có nhiều tính năng vượt trội.

Ưu nhược điểm của tấm Cemboard

Tấm Cemboard được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình bởi những ưu điểm mà vật liệu này mang lại. Vật liệu xây dựng có ưu điểm vượt trội song cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế. Vậy, ưu và nhược điểm của tấm Cemboard là gì?

1. Ưu điểm tấm Cemboard

nhược điểm của tấm cemboard

Để quyết định có nên xây dựng công trình bằng tấm Cemboard hay không, bạn tham khảo những ưu điểm của vật liệu như sau:

  • Độ bền của tấm Cemboard: Vật liệu này được người dùng đánh giá là có độ bền cao hơn hầu hết vật liệu truyền thống. Tấm Cemboard có khả năng chống mối mọt, chống thấm nước và dẫn nhiệt kém. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như ở nước ta thì tấm Cemboard vẫn đảm bảo được độ bền lâu.
  • An toàn cho mọi công trình: Xây dựng công trình bằng tấm Cemboard đảm bảo an toàn cho người sử dụng công trình. Bởi vật liệu có khả năng chịu lực tốt nên sẽ giảm rủi ro khi xảy ra thiên tai, bão lũ. Hơn thế nữa, vật liệu Cemboard cũng chống cháy lên đến 4 giờ để giảm thiệt hại nếu chẳng may có hoả hoạn.
  • Lợi ích kinh tế cao: Sử dụng tấm Cemboard để xây dựng công trình mang lại lợi ích kinh tế cao. Trọng lượng vật liệu nhẹ khiến nhân công dễ dàng vận chuyển và xây dựng công trình. Nhờ đó, chủ công trình cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí thuê nhân công. Ngoài ra, xây nhà bằng tấm Cemboard cũng không cần tốn nhiều chi phí bảo trì.
  • Tạo sự thẩm mỹ cho công trình: Tấm Cemboard có bề mặt sáng bóng, bắt sơn tốt và có thể kết hợp cùng mọi vật liệu xây dựng khác. Nhờ đó, công trình xây dựng bằng vật liệu này có tính thẩm mỹ cao. 

2. Nhược điểm của tấm Cemboard

nhược điểm của tấm cemboard

Bên cạnh nhiều ưu điểm như trên, tấm Cemboard cũng không tránh khỏi những nhược điểm khiến người dùng phải cân nhắc trước khi mua.

  • Chi phí cao: Tấm Cemboard có giá thành cao hơn vật liệu truyền thống bởi chi phí đầu tư công nghệ sản xuất cao.
  • Khó thi công: Sau khi đã lắp đặt các tấm xi măng thì rất khó để tháo ra sửa chữa. Do đó, để xây dựng công trình bằng vật liệu mới này cần có đội ngũ nhân công xây dựng am hiểu về vật liệu. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều đơn vị am hiểu về cách xây dựng tấm Cemboard.
  • Ít đơn vị cung cấp: Là vật liệu mới phổ biến ở thị trường Việt Nam nên cũng không có nhiều đơn vị cung cấp. Do đó, để tìm kiếm được nguồn cung tấm Cemboard uy tín không phải điều dễ dàng.

Ứng dụng tấm Cemboard trong xây dựng

Hiện nay, tấm Cemboard được ứng dụng trong nhiều hạng mục xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Tấm Cemboard làm trần nhà: Với trọng lượng nhẹ cùng khả năng chống nóng tốt, người ta ứng dụng vật liệu này để làm trần nhà. Tấm Cemboard làm trần thường có thiết kế rất mỏng khoảng 3,5mm.
  • Tấm Cemboard làm tường: Đây cũng là ứng dụng đa dạng nhất của tấm Cemboard. Với tính thẩm mỹ cao cùng nhiều tính năng vượt trội, tấm Cemboard ứng dụng làm tường nhà ở, vách ngăn phòng ban, tường công trình lớn.
  • Tấm Cemboard làm sàn gác: Để làm sàn gác lửng, sàn nâng chịu lực người ta dùng những tấm Cemboard dày từ 14mm - 20mm.

Nên lưu ý gì khi xây nhà bằng tấm Cemboard?

nhược điểm của tấm cemboard

Để công trình bền đẹp và chịu lực tốt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi xây dựng với tấm Cemboard:

  • Đảm bảo mối nối giữa các tấm Cemboard không bị chệch hay mẻ cạnh. Bởi nếu mối nối không kín sẽ tạo điều kiện cho nước thấm vào nhà.
  • Sử dụng keo liên kết tấm Cemboard chuyên dụng để trát vào mối nối giữa các tấm xi măng. Vữa thông thường không mang lại hiệu quả liên kết tấm tốt.
  • Thi công vách ngăn phải giữ cho tấm Cemboard thẳng đứng và kích thước sai số tối đa là 3mm.

Kết luận

Trên đây là nhược điểm của tấm Cemboard cũng như ứng dụng của vật liệu này trong ngành xây dựng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những vật liệu xây dựng nhẹ khác, bạn có thể liên hệ với Càn Thanh. Hiện nay, công ty cung cấp tới thị trường nhiều vật liệu xây dựng nhẹ giá rẻ và sở hữu các tính năng vượt trội.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: https://canthanh.com.vn

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất

Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt

TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay

Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng

Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín

Mua bê tông nhẹ ở đâu? TOP 3 bê tông nhẹ phổ biến