Danh mục sản phẩm
Tổng hợp các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng phổ biến nhất 2024
Post 2024-01-18 |
Các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng đang dần thay thế cho vật liệu truyền thống bởi có nhiều ưu điểm nổi trội. Qua bài viết này, cùng Càn Thanh tìm hiểu những loại vật liệu nhẹ được sử dụng phổ biến nhất cho các công trình nhé!
Vì sao nên sử dụng các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng
Vật liệu nhẹ có trọng lượng khá thấp, chỉ bằng ½, ⅓ so với những vật liệu truyền thống. Trọng lượng nhẹ khiến cho quá trình vận chuyển, thi công nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, vật liệu trọng lượng nhẹ sẽ giảm áp lực lên dầm cột hay móng nhà. Từ đó khiến công trình chắc chắn hơn và hạn chế bị sụt lún.
Một số vật liệu nhẹ như: tấm bê tông nhẹ, gạch nhẹ AAC có khả năng cách âm và chống nóng tương đối hiệu quả. Hơn thế nữa, xây dựng công trình bằng vật liệu nhẹ khá an toàn nếu xảy ra cháy nổ. Bởi vì vật liệu nhẹ chịu nhiệt khá tốt và có thể chống chịu hoả hoạn lên đến 4 - 5 giờ.
Vật liệu xây dựng nhẹ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Ngoài ra, hầu hết vật liệu nhẹ không cần trải qua quá trình nung nên không thải khí ra môi trường để góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Tổng hợp các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng
Tuy chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng vật liệu nhẹ vẫn được sản xuất với đa dạng mẫu mã. Dưới đây là một số vật liệu nhẹ phổ biến trong ngành xây dựng.
1. Bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ được ứng dụng để làm trần nhà, tường nhà hoặc sàn nhà. Người ta thường sản xuất bê tông nhẹ với kích thước khá lớn để tiết kiệm thời gian thi công. Bê tông nhẹ có 2 loại là: bê tông khí chưng áp và bê tông bọt khí.
Nhìn chung, các nguyên liệu để sản xuất 2 loại bê tông bọt đều tương tự nhau. Tuy nhiên, bê tông khí chưng áp phải trải qua quá trình chưng áp ở nhiệt độ cao còn bê tông bọt sẽ để đông cứng theo cách thủ công. Do đó, bê tông khí chưng áp có chất lượng cao hơn nhưng phải cần đầu tư công nghệ hiện đại mới có thể sản xuất được. Bê tông bọt khí vẫn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng chất lượng không thể bằng bê tông chưng áp.
2. Gạch siêu nhẹ AAC
Gạch nhẹ AAC được đánh giá là vật liệu xây tường nhẹ khá phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội. Gạch có trọng lượng chỉ bằng ⅓ gạch nung đỏ thông thường. Bên cạnh đó, gạch AAC cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt và độ bền cao. Người ta ứng dụng gạch AAC để xây dựng nhiều công trình như: nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,...
Cũng giống như bê tông khí chưng áp, gạch siêu nhẹ phải trải qua quá trình chưng áp với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, gạch nhẹ sẽ có kích thước nhỏ hơn để thuận tiện cho xây dựng các chi tiết nhỏ trong công trình.
3. Tấm thạch cao
Tấm thạch cao cũng là vật liệu xây dựng có trọng lượng nhẹ và mang lại vẻ đẹp sang trọng khi thiết kế công trình. Hiện nay, tấm thạch cao được chia thành 2 loại là: tấm trần thạch cao và tấm tường vách thạch cao.
Tấm trần thạch cao được ứng dụng làm trần nhà trong các công trình từ lớn đến nhỏ. Độ dày tấm thạch cao khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Nếu khu vực có độ ẩm cao cần phải chọn tấm thạch cao dày và chống ẩm.
Tấm tường thạch cao được sử dụng để làm vách ngăn trong công trình. Tấm thạch cao khá nhẹ, dễ thi công và có tính thẩm mỹ nên được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.
4. Sàn gỗ nhẹ
Thay vì sử dụng sàn gạch, nhiều gia đình lát sàn gỗ để giảm nhẹ trọng tải lên hệ thống cột kèo, dầm móng. Lát sàn gỗ cũng có tính thẩm mỹ cao vì màu sắc và vân gỗ thể hiện phong cách sang trọng, tinh tế.
Hiện nay, sàn gỗ được chia thành nhiều loại như: sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên sẽ có giá thành cao nhưng độ bền cũng lâu hơn và khả năng chống nước, chống cong vênh, chống mối mọt tốt. Gỗ công nghiệp được ép bằng nhiều vật liệu nên có giá thành thấp nhưng không thể có độ bền tốt bằng gỗ tự nhiên.
5. Sàn nhựa, sàn cao su
Sàn nhựa có khối lượng khá nhẹ và độ dày chỉ khoảng 3mm. Sàn nhựa có đa dạng màu sắc, kiểu dáng nên tạo nên vẻ đẹp cho công trình xây dựng. Chi phí đầu tư sàn nhựa cũng không quá cao và phù hợp với mức sống của nhiều gia đình.
Bên cạnh sàn nhựa thì sàn cao su cũng khá được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, để sàn cao su đạt chuẩn thì phải chú ý đến nhiều chi tiết nhỏ khi thi công như: sử dụng keo dán chuyên dụng, giữ cho bề mặt lát sàn luôn sạch sẽ,...
6. Tấm Bamboo nhẹ
Tấm Bamboo nhẹ được sản xuất từ nguyên liệu tre nứa. Sàn nhà làm từ tấm Bamboo có tính thẩm mỹ cao và mang tới cảm giác mát mẻ trong những ngày thời tiết nóng bức. Tấm Bamboo cũng có trọng lượng rất nhẹ so với gạch lát thông thường.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu đặt mua vật liệu nhẹ tại đơn vị uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín