Danh mục sản phẩm
Thị trường gạch không nung hiện nay như thế nào? có được ứng dụng rộng rãi không?
Post 2024-08-15 |
Gạch không nung là vật liệu mới xuất hiện trên thị trường cách đây không lâu. Với nhiều ưu điểm nổi trội, gạch không nung chính là giải pháp tốt nhất cho ngành xây dựng hiện đại. Vậy thị trường gạch không nung hiện nay như thế nào? Vật liệu xây dựng này có được ứng dụng rộng rãi ở nước ta hay không?
Để hiểu rõ hơn về thị trường gạch không nung, bạn cùng Càn Thanh tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Gạch không nung là gì?
Gạch không nung là vật liệu xây dựng không cần phải nung nóng trong quá trình sản xuất. Để các nguyên liệu làm gạch kết cấu chặt chẽ với nhau, đơn vị sản xuất thường chưng khí áp, bảo dưỡng hoặc nén ép tuỳ từng loại gạch. Vật liệu gạch không nung thường có cấu trúc bọt khí và trọng lượng rất nhẹ. Theo đánh giá của người dùng, gạch không nung có thể giảm trọng lượng tới 2,3 lần so với vật liệu thông thường.
Gạch không nung sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội so với gạch đỏ truyền thống. Khả năng cách âm, chống nóng, cách nhiệt của gạch không nung tốt hơn 3 - 5 lần gạch đỏ. Do đó, loại gạch này thường ứng dụng để làm công trình chống nóng, cách âm hoặc kho lạnh. Hơn thế nữa, gạch không nung cũng thân thiện với môi trường và sử dụng nhiều phế thải công nghiệp để sản xuất. Do đó, gạch không nung được xếp vào dạng vật liệu xây dựng xanh.
Thị trường gạch không nung
Thị trường gạch không nung có phát triển hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được phát minh ra cách đây hơn 1 thế kỉ, gạch không nung trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, ở 1 số nước thì vật liệu này lại không được sử dụng phổ biến.
Tại các nước phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức,... gạch không nung trở thành vật liệu xây dựng phổ biến nhất. Vật liệu này chiếm tới 60% trong tổng số các vật liệu xây dựng khác. Tại Thái Lan, mức độ sử dụng gạch không nung chiếm 70% - 80%. Và ở Trung Quốc là 60%, ở Ấn Độ là 30%. Nhìn chung, các nước đều không ngừng nghiên cứu để ứng dụng nhiều phế thải công nghiệp vào sản xuất gạch không nung.
Tại Việt Nam, nhà nước chủ chương đẩy mạnh sử dụng gạch không nung để giảm bớt gạch đỏ truyền thống. Nước ta đã kí kết hợp tác với các nước để tiếp thu công nghệ sản xuất gạch không nung hiện đại. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất gạch không nung và cung ứng nhiều ra thị trường. Theo đánh giá, nước ta có khoảng 2500 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất 15 tỷ viên gạch/năm.
Tuy nhu cầu sử dụng gạch không nung luôn tăng lên mỗi năm nhưng đầu ra của vật liệu này cũng vẫn gặp khó khăn. Bởi loại gạch này chỉ tiếp cận nhiều với công trình hiện đại ở thành phố lớn. Nhiều công trình dân dụng vẫn ưa chuộng gạch đất sét nung hơn bởi quen thuộc và giá thành rẻ.
Một số loại gạch không nung phổ biến trên thị trường
Gạch không nung được chia thành nhiều loại và mỗi loại gạch đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là 3+ mẫu gạch không nung phổ biến nhất trên thị trường.
1. Gạch bê tông cốt liệu
Theo thống kê, gạch bê tông cốt liệu là loại gạch không nung được sử dụng nhiều nhất trong số các vật liệu nhẹ khác. Gạch bê tông cốt liệu còn gọi là gạch Block được sản xuất từ xi măng, cát, đá mạt và 1 số xí thải công nghiệp. Việc tận dụng chất thải vào sản xuất khiến cho vật liệu này mang ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Gạch bê tông cốt liệu phải trải qua quá trình nén ép dưới tác động lực rất lớn của máy ép thuỷ lực. Viên gạch nén ép xong có độ bền cao và khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Gạch bê tông cốt liệu gồm nhiều loại như: gạch viên xây tường, gạch lục giác, gạch ziczac, gạch trồng cỏ,...
2. Gạch nhẹ AAC
Gạch nhẹ AAC hay gạch bê tông khí chưng áp là vật liệu cao cấp nhất hiện nay. Để tạo thành gạch nhẹ AAC, công ty sản xuất cần phải đầu tư công nghệ hiện đại và tốn nhiều chi phí. Bù lại, viên gạch được tạo ra có độ bền rất tốt, trọng lượng nhẹ và tính năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt.
Gạch nhẹ AAC được ứng dụng nhiều khi xây dựng tường nhà, sàn nhà ở các tầng cao. Ngoài ra, người ta cũng dùng gạch AAC để xây dựng kho lạnh, phòng karaoke, công trình chống cháy,...
3. Gạch bê tông xốp EPS
Gạch bê tông xốp EPS có trọng lượng rất nhẹ do được thêm vào hạt xốp EPS trong quá trình sản xuất. Gạch thường được dùng để làm tường vách, hàng rào trong các công trình hoặc làm mái nhà chống nóng. Cũng giống như các mẫu gạch không nung khác, gạch EPS có trọng lượng nhẹ và khả năng cách nhiệt, cách âm rất tốt.
Sau khi tìm hiểu về thị trường gạch không nung thì chắc hẳn các chủ đầu tư cũng đã có suy tính riêng cho mình. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm về các loại máy ép gạch không nung để đầu tư phục vụ cho công trình của mình thì có thể xem thêm tại đây.
Càn Thanh - địa điểm cung cấp gạch không nung uy tín
Như đã nói ở trên, nước ta chỉ có khoảng hơn 2000 đơn vị sản xuất gạch nhẹ. Và số lượng công ty cung cấp sản phẩm này còn ít hơn nữa. Nếu có nhu cầu mua gạch không nung ở đơn vị uy tín, bạn có thể tìm hiểu thêm về Càn Thanh.
Công ty Càn Thanh nổi tiếng khắp khu vực TPHCM và các vùng lân cận vì cung cấp gạch không nung chất lượng. Công ty đầu tư nhiều vào công nghệ để sản xuất ra các lô gạch chất lượng, đáp ứng được tất cả tính năng khách hàng muốn. Sản phẩm của Càn Thanh cung cấp ra thị trường với giá cả hợp lý và được giảm giá khi mua số lượng nhiều.
Không chỉ chú trọng vào chất lượng gạch không nung, Càn Thanh còn cố gắng để làm hài lòng khách hàng bằng dịch vụ chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình và hỗ trợ khách hàng 24/7 để họ lựa chọn được loại gạch tốt nhất.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: https://canthanh.com.vn
Kết luận
Có thể thấy, thị trường gạch không nung đang ngày 1 phát triển và vật liệu này cũng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Nếu có nhu cầu mua gạch không nung, bạn đọc liên hệ ngay với Càn Thanh để được tư vấn, hỗ trợ nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
Silicon xử lý vết nứt tường là gì? Vì sao nên sử dụng silicon để dán tường nứt bể?
Tổng hợp 6 loại vật liệu làm nhà số 1 trên thị trường
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt