So sánh gạch không nung và gạch nung: vật liệu nào mới tốt?

Post 2023-11-02 |

Hiện nay, trên thị trường xây dựng có 2 loại gạch là: gạch nung và gạch không nung. Mỗi loại gạch đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng hạng mục xây dựng. So sánh gạch không nung và gạch nung sẽ giúp bạn lựa chọn được vật liệu xây dựng tốt nhất cho công trình của mình. Vậy, 2 loại gạch này có gì khác nhau?

Cùng Càn Thanh xem ngay qua bài viết này nhé!

Giới thiệu về gạch nung

Gạch nung là vật liệu xây dựng đã xuất hiện trên thị trường từ hơn 1000 năm trước. Cho tới nay, gạch đỏ vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi sự quen thuộc, chi phí thấp và dễ xây dựng công trình. Gạch không nung sử dụng nguyên liệu chính là đất sét để sản xuất. Đất sét sau khi ngâm ủ, xử lý và đóng khuôn sẽ được cho vào nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C. 

so sánh gạch không nung và gạch nung

Gạch nung có màu đỏ đậm đặc trưng do đất sét được nung nóng tạo thành. Ngoài gạch nung đỏ thì vật liệu cần nung còn có ngói, gạch lát sàn,...

Giới thiệu về gạch không nung

Gạch không nung là vật liệu xây dựng mới xuất hiện trên thị trường xây dựng cách đây khoảng 100 năm. Gạch không nung có đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Loại gạch này thường có trọng lượng rất nhẹ với cấu trúc 70% - 80% là bọt khí. 

so sánh gạch không nung và gạch nung

Thành phần sản xuất gạch không nung chủ yếu là xi măng, cát, nước và không thể thiếu phụ gia tạo bọt khí. Một số loại gạch không nung thêm hạt xốp thay vì phụ gia tạo bọt nhưng vẫn đảm bảo những tính năng vượt trội. Đặc biệt, gạch không nung không cần phải nung nóng ở nhiệt độ cao. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với gạch nung đỏ truyền thống.

Tuy có nhiều đặc tính vượt trội nhưng gạch không nung vẫn chưa được phổ biến ở nước ta bởi nhiều nguyên nhân. Số lượng đơn vị cung cấp ít, không được triển khai rộng rãi, ít đơn vị biết thi công gạch không nung là những nguyên nhân chính khiến vật liệu này không được sử dụng nhiều. 

So sánh gạch không nung và gạch nung

Để so sánh gạch không nung và gạch nung đỏ, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây.

1. So sánh gạch không nung và gạch nung về độ bền

so sánh gạch không nung và gạch nung

Gạch không nung có khả năng chịu lực giao động từ 50mpa - 250mpa tùy theo từng loại gạch. Gạch nung có khả năng chịu lực khoảng 35mpa - 75mpa. So sánh khả năng chịu lực này, có thể thấy gạch không nung chịu lực tốt hơn nên độ bền cũng cao hơn so với gạch đỏ truyền thống. 

2. Tính thẩm mỹ

Vật liệu xây dựng không chỉ cần có độ bền cao mà còn phải mang lại vẻ đẹp cho công trình. Nhìn chung, gạch đỏ và gạch không nung đều có tính thẩm mỹ cao vì màu sắc ấn tượng và thiết kế đẹp. Hơn thế nữa, sau khi xây tường gạch hầu như mọi công trình đều được sơn phết màu theo yêu cầu của chủ công trình. Do đó, 2 vật liệu xây dựng này đều đáp ứng tốt tiêu chí thẩm mỹ.

3. So sánh về phân loại

Gạch nung đỏ được chia thành 2 loại là gạch rỗng và gạch đặc. Gạch rỗng gồm có 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, 8 lỗ với nhiều kích thước. Gạch đặc được sản xuất nguyên khối nên có khối lượng khá nặng và độ bền cao.

Gạch không nung được chia thành nhiều loại như: gạch bê tông cốt liệu, gạch nhẹ AAC, gạch bê tông bọt khí, gạch hạt xốp,... Mỗi loại gạch đều có đặc tính riêng và phù hợp với từng hạng mục xây dựng. 

4. So sánh về tính năng cách âm

so sánh gạch không nung và gạch nung

Một bức tường gạch không nung dày 20cm có hệ số cách âm khoảng 45 dB. Trong khi đó, bức tường gạch nung đỏ dày 20cm thì hệ số cách âm chỉ khoảng 28 dB. Như vậy, gạch không nung có khả năng cách âm tốt gấp đôi so với gạch đỏ truyền thống.

Tính năng cách âm của gạch không nung cao là do cấu trúc bọt khí của vật liệu này. Âm thanh sẽ phát tán qua những bọt khí li ti trước khi truyền vào nhà. Do đó, âm thanh được giữ lại trong gạch và giảm thiểu tiếng ồn cho công trình.

5. Tính năng cách nhiệt của 2 loại gạch

Gạch nung đỏ và gạch không nung đều có khả năng cách nhiệt tương đương nhau. Tuy nhiên, khả năng chống cháy của gạch nhẹ sẽ tốt hơn gạch đỏ. 

6. Tính chống thấm nước 

Theo nghiên cứu, gạch đỏ truyền thống thấm nước với tỉ lệ 5% - 20%. Trong khi đó, tỉ lệ thấm nước của gạch nhẹ là 5% - 7%. Như vậy, gạch không nung chống thấm tốt hơn gạch nung.

5. So sánh về trọng lượng

Gạch không nung xếp vào dạng vật liệu nhẹ vì nó có trọng lượng rất nhẹ. Nhìn chung, gạch không nung sẽ nhẹ hơn gạch đỏ truyền thống khoảng 3, 4 lần.

7. Ảnh hưởng tới môi trường

Không phải tự nhiên mà gạch không nung được coi là vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Trong quá trình sản xuất, gạch không nung không thải khí gây ô nhiễm môi trường. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung cũng an toàn và không cần khai thác nhiều ngoài môi trường.

Gạch nung cần nung nóng ở nhiệt độ cao và thải khí Co2 ảnh hưởng xấu tới môi trường. Quá trình khai thác đất sét sản xuất gạch đỏ cũng có thể gây tác động không tốt tới môi trường sống xung quanh.

8. Ứng dụng 2 loại gạch

so sánh gạch không nung và gạch nung

Gạch nung đỏ có ứng dụng đa dạng và quen thuộc với người dân Việt Nam. Gạch xuất hiện trong mọi công trình dân dụng, nhà ở hay các công trình công nghiệp lớn.

Gạch không nung tuy chưa phổ biến nhưng vẫn xuất hiện nhiều trong các công trình hiện đại, nhà thép tiền chế, nhà xưởng, trung tâm thương mại,...

9. Chi phí

Từ những so sánh trên cũng như thị trường gạch không nung những năm gần đây. Có thể thấy gạch không nung sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội do đó, giá gạch không nung cũng sẽ cao hơn gạch nung nhưng chênh lệch không quá nhiều.

Kết luận

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đọc đã biết so sánh gạch không nung và gạch nung. Từ đó lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình của mình. Nếu có nhu cầu mua gạch không nung, bạn đọc hãy liên hệ ngay với Càn Thanh. Đây là công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng nhẹ chất lượng, đạt chuẩn với giá thành hợp lý.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: https://canthanh.com.vn

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Có nên làm nhà bằng tấm Cemboard không? Một số lưu ý quan trọng

Dự toán chi phí làm nhà bằng tấm panel chuẩn xác

Độ dày tấm Cemboard phổ biến trên thị trường

Hướng dẫn thi công gạch EBLOCK xây nhà cực đẹp

Biện pháp thi công gạch AAC với 3 bước đơn giản

Hướng dẫn thi công nhà lắp ghép tấm panel chuẩn kỹ thuật