Danh mục sản phẩm
Silicon xử lý vết nứt tường là gì? Vì sao nên sử dụng silicon để dán tường nứt bể?
Post 2024-12-03 |
Tường nhà bị nứt do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới kết cấu công trình và tạo ra nơi trú ẩn cho côn trùng gây hại. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng silicon xử lý vết nứt tường. Để hiểu rõ hơn về vật liệu xây dựng này, bạn cùng Càn Thanh theo dõi ngay những thông tin dưới đây.
Silicon xử lý vết nứt tường là gì?
Silicon xử lý nứt tường còn gọi là keo trám vết nứt là vật liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường. Vật liệu này có tác dụng lấp đầy những vết nứt, mảng tường bị bể vỡ,... để lấy lại tính thẩm mỹ và kết cấu công trình. Hiện nay, silicon dán tường ngày càng có đa dạng mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của thị trường xây dựng.
Phân loại silicon xử lý tường nứt phổ biến nhất trên thị trường:
- Keo trung tính: Loại keo dán này không có chứa axit hay các chất độc hại nên rất an toàn cho con người. Keo dán ít mùi, thời gian lưu hoá tương đối nhanh rút ngắn thời gian sửa chữa công trình.
- Silicone axit: Keo có chứa axit nên mùi khá khó chịu, tuy nhiên độ bám dính của keo rất chắc và thời gian lưu hoá nhanh.
- Keo silicone gốc acrylic: Đặc trưng của keo là có màu trắng sữa và thường dùng để trám các vết nứt tường gạch hoặc nhựa, gỗ, inox.
Ưu điểm của silicon xử lý tường nứt trong xây dựng
Keo dán vết nứt tường silicon được sử dụng ngày càng phổ biến trên thị trường nhờ vào một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Keo silicon có thể sử dụng trên nhiều loại vật liệu xây dựng như gạch đá, nhựa, gỗ, inox,...
- Keo silicon có khả năng bám dính rất tốt và có thể trám kín các vết nứt sâu.
- Thời gian trám tường rất nhanh và tốn ít chi phí cho chủ công trình.
- Keo silicon xử lý vết nứt tường có khả năng chống thấm nước rất tốt để đảm bảo độ bền. Ngoài ra, silicon còn chống tia UV, ít bị ăn mòn bởi hóa chất và chống va đập hiệu quả.
- Keo silicon có giá bán phải chăng.
- Silicon dán vết nứt tường có độ bền trường tồn theo thời gian.
Trên thị trường có đa dạng mẫu keo dán tường silicon đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Webseal, Apollo,...
Nhược điểm của silicon xử lý tường nứt
Ngoài những ưu điểm nổi trội như trên, bạn nên cân nhắc tới một số nhược điểm của silicon xử lý tường nứt được trình bày dưới đây:
- Keo silicon không thể sử dụng được trên các bề mặt có chất lỏng hoặc bám dầu.
- Keo silicon bám dính rất tốt nhưng chịu lực ma sát khá kém. Nếu trám tường tại khu vực chịu lực ma sát nhiều, vị trí trám dễ bị mài mòn.
- Sơn không bám trên bề mặt keo silicon. Do đó, những vị trí đã sử dụng keo để sửa tường bị nứt thì không thể sơn phủ lại được.
Keo Silicon xử lý vết nứt tường có trám được gạch nhẹ không?
Nhu cầu xây dựng công trình bằng gạch nhẹ ngày càng tăng cao, do đó nhiều người thắc mắc không biết có nên xử lý tường gạch nhẹ bị nứt bằng silicon hay không. Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Silicon xử lý được rất nhiều bề mặt vật liệu, trong đó bao gồm cả gạch nhẹ.
Nếu tường gạch nhẹ bị nứt những vết chân chim nông thường chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, thời gian lâu dần vết nứt sẽ lan rộng ra và gây sụt lún, sập tường. Vì thế, sử dụng silicon trám lại những vết nứt trên bề mặt gạch nhẹ là giải pháp tối ưu nhất để xử lý tình trạng này.
Hướng dẫn trám vết nứt tường bằng keo silicon đơn giản, đúng kỹ thuật
Cách xử lý tường nứt bằng silicon khá đơn giản nhưng bạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cho công trình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa tường bằng keo silicon:
1. Chuẩn bị bề mặt
Vị trí tường bị nứt cần được làm sạch bụi bẩn trước khi trám keo để đảm bảo silicon bám chắc chắn vào tường. Bạn có thể dùng chổi, giấy nhám hoặc khăn ẩm để lau sạch vị trí tường cần xử lý. Sau đó, bạn đợi tới khi bề mặt tường khô hoàn toàn mới bắt đầu trám silicon.
2. Sử dụng keo silicon xử lý tường
Bạn nên dán 1 lớp băng dính quanh vị trí tường nứt để tránh làm dính keo silicon sang những vị trí khác. Sau đó, bạn bơm keo silicon vào vị trí tường nứt cần trám. Lưu ý: Bạn bơm keo với một lực vừa đủ để tránh làm tràn silicon ra ngoài gây lãng phí. Sau khi bơm keo xong, bạn tránh tác động lực lên lớp keo cho tới khi đã đủ thời gian lưu hoá (thường là 24 - 48 tiếng).
3. Một số lưu ý
Trong quá trình xử lý vết nứt tường bằng keo silicon, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Bảo quản keo silicon ở nơi khô ráo và mát mẻ, đậy kín hộp keo sau khi mở.
- Nếu muốn làm sạch keo thừa, bạn có thể sử dụng dụng cụ cắt gọt trong xây dựng.
- Lựa chọn loại keo silicon xử lý vết nứt tường phù hợp.
- Thi công xử lý tường nứt đúng chuẩn kỹ thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng công trình.
Kết luận
Silicon xử lý vết nứt tường và vật liệu không thể thiếu để sửa chữa công trình. Đây là vật liệu có độ kết kính cao, chất lượng vượt trội và an toàn cho người sử dụng. Để biết thêm những thông tin hữu ích về vật liệu xây dựng, bạn hãy theo dõi website Càn Thanh và cập nhật thông tin mới nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: https://canthanh.com.vn/
Bạn sẽ quan tâm:
Tổng hợp 6 loại vật liệu làm nhà số 1 trên thị trường
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín