Danh mục sản phẩm
Hướng dẫn thi công nhà lắp ghép tấm panel chuẩn kỹ thuật
Post 2024-04-19 |
Tấm panel được sử dụng để xây dựng nhà lắp ghép bởi thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí và mang lại sự thẩm mỹ cho công trình. Để nhà lắp ghép chắc chắn và chịu lực tốt, người thi công phải nắm rõ các tiêu chuẩn xây dựng. Cùng Càn Thanh xem ngay hướng dẫn thi công nhà lắp ghép tấm panel nhé!
Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép là mô hình được lắp ghép từ nhiều bộ phận (khung, tường, vách,...) để tạo ra công trình hoàn chỉnh. Cách thi công này vẫn đảm bảo kết cấu bền chắc, thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, thời gian xây dựng sẽ được rút ngắn và giảm chi phí cho chủ đầu tư. Hiện nay, mô hình nhà lắp ghép được thấy nhiều ở các thành phố lớn.
Có nên lắp ghép nhà bằng tấm panel?
Tấm panel thường được sử dụng để làm vách ngăn, tường, trần nhà lắp ghép. Vật liệu này ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội so với gạch nung đỏ hay tấm bê tông nung. Lý do nên lắp ghép tường vách bằng tấm panel nhẹ như sau.
- Tấm panel nhẹ thiết kế với kích thước lớn, trọng lượng nhẹ. Nhờ ưu điểm này mà người nhân công xây dựng giảm bớt được gánh nặng khi vận chuyển, lắp đặt vật liệu và xây nhà tốt hơn. Đồng thời giảm bớt thời gian thi công để nhân công tập trung vào những công việc khác.
- Chi phí xây dựng mỗi m2 nhà lắp ghép tấm panel chỉ từ 1,5 triệu đồng - 3 triệu đồng. Trong khi đó đơn giá xây nhà thông thường sẽ trên 4 triệu đồng. Như vậy, người chủ đầu tư xây nhà lắp ghép sẽ là giải pháp tiết kiệm hơn.
- Tấm panel xây nhà lắp ghép có khả năng chống thấm nước, chống nứt nẻ, chống mối mọt và chống cháy tốt. Nhà lắp ghép panel cùng với bộ khung thép sơn tĩnh điện có tuổi thọ lên đến 50 năm.
- Panel nhẹ thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng xây dựng công trình bằng vật liệu xanh.
Hướng dẫn thi công nhà lắp ghép tấm panel đơn giản
Quy trình thi công nhà lắp ghép tấm panel chuẩn kỹ thuật gồm 7 bước. Bạn tham khảo chi tiết hướng dẫn các bước sau.
*Bước 1: Lắp đặt phần khung nhà
Khung nhà giống như bộ xương của ngôi nhà để chống đỡ những bộ phận khác. Nhà lắp ghép thường có bộ khung làm từ thép không gỉ sơn tĩnh điện. Thông thường, phần khung thép sẽ được lắp đặt sẵn tại các nhà máy rồi vận chuyển tới địa điểm xây dựng công trình.
*Bước 2: Lắp các thanh nhôm chữ U
Sau khi đã lắp đặt xong phần khung nhà, công đoạn tiếp theo là cố định các thanh nhôm chữ U xuống mặt sàn. Các thanh nhôm được lắp đặt sát tường, sử dụng khoan điện để đóng đinh hay ốc vít sao cho liên kết chặt chẽ thanh nhôm và sàn nhà.
*Bước 3: Lắp ghép tấm panel
Đơn vị thi công chuẩn bị các tấm panel đạt chuẩn chất lượng, không bị nứt vỡ hay để quá lâu. Tiếp theo, nhân công tiến hành đặt các tấm panel theo thanh nhôm chữ U để tạo thành các bức tường vách cho ngôi nhà.
*Bước 4: Lắp đặt các thanh nhôm chữ V
Các bức tường vuông góc với nhau cần được kết nối bằng thanh nhôm chữ V để bức tường không có kẽ hở. Hơn thế nữa, thanh nhôm V khiến bức tường kiên cố và chịu lực tốt hơn để đảm bảo an toàn.
*Bước 5: Dán keo
Dán keo cho vật liệu nhẹ tại vị trí tiếp giáp giữa các tấm panel. Nhờ đó, các tấm tường liên kết với nhau rất chắc chắn đồng thời không bị thấm nước. Bạn nên dùng vữa liên kết chuyên dụng chứ không nên sử dụng vữa xây gạch đỏ.
*Bước 6: Làm mái nhà
Mái nhà được lắp ghép theo bản vẽ kỹ thuật của chủ đầu tư. Nếu muốn mái có khả năng cách nhiệt chống nóng tốt, bạn có thể sử dụng những vật liệu hiện đại. Ví dụ như: tôn pu, tấm panel EPS,...
*Bước 7: Làm sàn nhà
Sàn nhà lắp ghép thường được làm từ 1 trong 3 vật liệu sau: tấm panel nhẹ, tấm xi măng dăm gỗ hoặc sàn deck. Trong đó, tấm panel nhẹ được ứng dụng nhiều nhất vì giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo. Sau bước làm sàn nhà, công trình lắp ghép cơ bản hoàn thiện.
Càn Thanh - địa điểm cung cấp tấm panel ALC chất lượng
Bạn muốn mua tấm panel để xây dựng nhà lắp ghép? Công ty TNHH Càn Thanh chính là địa điểm cung cấp vật liệu uy tín bạn có thể tin tưởng. Hiện tại công ty phân phối vật liệu tới cho nhiều công trình ở khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận. Càn Thanh nhận được đánh giá tốt của phần lớn khách hàng bởi chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm.
Tấm panel tại Càn Thanh đa dạng kích thước như 1200x600x75, 1200x600x100, 1200x600x150mm,... với giá chỉ từ 190.000 đồng/tấm. Panel được sản xuất bằng công nghệ chưng khí áp hiện đại cùng nguyên liệu chọn lựa kỹ càng.
Thông số kỹ thuật của tấm panel siêu nhẹ ALC:
- Khối lượng thể tích khô: 470kg/m3 - 550kg/m3
- Cường độ chịu lực nén: 3,5Mpa
- Thời gian chống cháy: 4 - 8 giờ
- Hệ số cách âm: 32db - 48db
Kết luận
Bài viết trên hướng dẫn bạn đọc quy trình thi công nhà lắp ghép tấm panel đạt chuẩn kỹ thuật. Bạn đọc muốn tư vấn về tấm panel nhẹ xây dựng công trình đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: https://canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Silicon xử lý vết nứt tường là gì? Vì sao nên sử dụng silicon để dán tường nứt bể?
Tổng hợp 6 loại vật liệu làm nhà số 1 trên thị trường
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt