Giải đáp thắc mắc: Nhược điểm của gạch siêu nhẹ là gì?

Post 2023-09-27 |

Dù là loại vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp mọi công trình. Tuy nhiên, cũng giống như gạch đất nung truyền thống thì gạch siêu nhẹ cũng sẽ có một số tiêu cực lớn nhỏ khác nhau khiến nhiều hộ gia đình đang lưỡng lự trong việc lựa chọn loại vật liệu này cho công trình của mình.

Vậy nhược điểm của gạch siêu nhẹ là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để giải đáp những thắc mắc về các điểm tiêu cực của gạch nhẹ.

Đôi nét về vật liệu gạch siêu nhẹ

1/ Nguồn gốc tên gọi Gạch AAC

nhược điểm của gạch siêu nhẹ

Gạch AAC là vật liệu nhẹ đang khá HOT hiện nay

Gạch siêu nhẹ hay còn được gọi là gạch AAC (tên viết tắt: Autoclaved cellular concrete hay Autoclaved aerated concrete), loại vật liệu này ra đời cách đây khoảng 120 năm trước tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Thụy Điển…

2/ Lịch sử hình thành gạch siêu nhẹ

Gạch siêu nhẹ được phát minh vào năm 1924 từ nhà thiết kế người Thụy Điển. Sau đó, loại gạch này đã được sử dụng cách đây khoảng 80 năm tại Châu Âu, hơn 40 tại khu vực Viễn Đông - Trung Đông.

Tại một số nước như châu Mỹ, châu Úc hay Đông Nam Á, gạch siêu nhẹ mới du nhập khoảng những năm 90 của thập kỷ trước.

Ở Việt Nam, gạch siêu nhẹ mới bắt đầu được đưa vào sử dụng khoảng năm 2008 đến nay.

Điểm qua các điểm nổi bật của gạch siêu nhẹ

Trước khi đi tìm hiểu về các nhược điểm của gạch siêu nhẹ hiện có thì hãy điểm qua một số ưu điểm để hiểu rõ hơn về loại dòng sản phẩm này

1. Gạch AAC có trọng lượng siêu nhẹ

Theo đó, trọng lượng của gạch AAC chỉ bằng ⅓ so với gạch đất nung truyền thống. Và khối lượng của gạch siêu nhẹ này cũng khoảng 650 - 850 kg/m3.

nhược điểm của gạch siêu nhẹ

Nhờ trọng lượng của gạch khá nhẹ nên việc thi công diễn ra nhanh chóng

Hơn nữa, nhờ trọng lượng siêu nhẹ nên gạch aac có thể nổi được trên bề mặt nước.

2. Khả năng cách âm, cách nhiệt của gạch aac hoàn hảo

Nhờ kết cấu 80% lỗ rỗng được phân bố đồng đều giúp gạch nhẹ aac ngăn cản được lượng âm thanh xuyên qua bức tường, qua đó làm giảm tiếng ồn hiệu quả.

Một nghiên cứu cho thấy, hệ số dẫn nhiệt của loại gạch này khá thấp chỉ từ 0.11 - 0.22 w/mok. 

3. Khả năng chống cháy cực kỳ cao

Nhờ thành phần tạo nên gạch nhẹ AAC chủ yếu cát, xi măng, đá… nên khả năng bắt lửa sẽ bị hạn chế triệt để do đó, việc sử dụng gạch nhẹ để xây nhà sẽ giảm được các thiệt hại nếu có hỏa hoạn xảy ra.

Thống kê cho thấy, gạch aac có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1200 độ C với thời gian 4 tiếng.

4. Đảm bảo tính chính xác cao trong thi công

Sở hữu kích thước lớn cũng như sản xuất theo quy chuẩn quốc tế. Do đó, việc xây dựng nhà ở, nhà yến, nhà xưởng hay các công trình khác đều đảm bảo được độ chính xác cực cao.

Chính điều này có thể khẳng định việc dùng gạch nhẹ AAC cho các công trình sẽ giúp giảm chi phí lẫn thời gian thi công so với gạch đất nung truyền thống.

5. Đảm bảo thân thiện với môi trường

Do quá trình sản xuất của vật liệu theo tiêu chuẩn quốc tế nên sẽ không phát sinh ra các chất làm ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, gạch đất nung sản sinh ra khói và bụi bặm.

*Bạn có thực sự quan tâm: gạch siêu nhẹ làm bằng gì?

6. Độ bền công trình cao

Vì gạch siêu nhẹ có tính đồng nhất cũng như chịu được áp suất cao nhờ các thành phần cấu tạo nên. Thêm vào đó, loại vật liệu này được sản xuất theo dây chuyền hiện đại nên kết cấu luôn bền vững theo thời gian.

Nhược điểm của gạch siêu nhẹ là gì?

Như thông tin chia sẻ ở trên, vì gạch siêu nhẹ mới có mặt tại Việt Nam năm 2008 do đó các nhược điểm của vật liệu này vẫn rõ ràng. Theo đó cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nhược điểm gạch siêu nhẹ, tuy nhiên bước đầu đòi hỏi kỹ thuật xây dựng phù hợp.

nhược điểm của gạch siêu nhẹ

Tốn thời gian cắt gạch để đúng kích thước và tỷ lệ

Ví dụ: việc xây nhà bằng gạch siêu nhẹ cần phải chọn các loại vữa chuyên dụng phù hợp để đảm bảo độ kết dính cao tránh tình trạng nứt tường.

Hơn nữa, gạch siêu nhẹ có giá thành sẽ nhỉnh hơn các loại gạch truyền thống nên khó được chủ đầu tư lựa chọn..

Một số nhược điểm của gạch siêu nhẹ khác như:

  • Kích thước gạch lớn nên có thể phải cắt gạch trong quá trình thi công.
  • Độ chống thấm của gạch này khá kém
  • Dùng gạch aac xây tường sẽ khó có thể treo được vật nặng.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã đề cập đến các nhược điểm của gạch siêu nhẹ. Hy vọng từ kiến thức bổ ích trên thì các hộ gia đình hay chủ đầu tư có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.

Ngoài ra, nếu quý khách hàng muốn sở hữu một sản phẩm gạch siêu nhẹ chất lượng cao với giá cạnh tranh hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH CÀN THANH

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú
  • Hotline: 0967 213 312
  • Email: canthanh5588@gmail.com
  • Website: https://canthanh.com.vn/

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Báo giá tấm tường ALC cập nhật mới nhất 4/2024

Tấm bê tông nhẹ ALC - Vật liệu hiện đại cho ngành xây dựng

Dự toán chi phí thi công xây tường bằng gạch AAC

Gạch Demi là gì? Tìm hiểu chung về gạch Demi AAC

Báo giá tấm Cemboard ngoài trời và ứng dụng phổ biến

Tìm hiểu công nghệ sản xuất gạch không nung mới nhất