Danh mục sản phẩm
Gạch nhẹ chưng áp - vật liệu xây dựng tốt nhất cho mọi công trình
Post 2023-09-27 |
Công trình xây dựng muốn cách âm, cách nhiệt tốt thường sử dụng vật liệu gạch nhẹ chưng áp. Với nhiều ưu điểm vượt trội, gạch nhẹ luôn là ưu tiên hàng đầu để làm tường nhà, trần nhà. Để biết quy trình sản xuất cũng như ưu nhược điểm của gạch bê tông nhẹ, cùng Càn Thanh xem ngay qua bài viết sau nhé!
Thế nào là gạch nhẹ chưng áp?
Gạch nhẹ khí chưng áp còn được gọi là gạch AAC, gạch bê tông khí chưng áp hay gạch siêu nhẹ,... Những cái tên này bắt nguồn từ trọng lượng cũng như kỹ thuật để sản xuất loại gạch này. Bởi gạch nhẹ có trọng lượng khá thấp và được sản xuất dưới kỹ thuật chưng áp ở áp suất cực lớn.
Cấu trúc gạch nhẹ AAC có hơn 80% là các lỗ nhỏ li ti như dạng tổ ong. Cấu trúc dạng này cũng chính là lý do khiến cho gạch siêu nhẹ có nhiều tính năng hơn so với các loại gạch nung nguyên khối thông thường.
Quy trình sản xuất ra vật liệu gạch nhẹ chưng áp
Để tạo ra những viên gạch nhẹ đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua quy trình sản xuất nhiều bước với công nghệ cao. Dưới đây là những bước trong quy trình sản xuất gạch nhẹ khí chưng áp.
*Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước đầu tiên là cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu dùng để sản xuất gạch nhẹ AAC. Bao gồm: xi măng, thạch cao, vôi, cát nghiền mịn, nước, chất tạo khí và các phụ gia.
*Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên trước khi trộn để sản xuất gạch siêu nhẹ. Các nguyên liệu cần đảm bảo đúng kích thước tối thiểu, không lẫn tạp chất và chuẩn bị đúng định lượng tuỳ theo yêu cầu từng nhà sản xuất.
*Bước 3: Trộn nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên liệu và sơ chế, bước tiếp theo là phải trộn đều những nguyên liệu này lại với nhau bằng máy trộn.
*Bước 4: Đổ khuôn gạch AAC
Đây cũng là bước rất quan trọng trong quy trình sản xuất gạch AAC. Nhà sản xuất đổ hỗn hợp đã trộn vào các khuôn tạo gạch. Kích thước khuôn sẽ khác nhau tùy theo quy chuẩn, thông thường sẽ có kích thước 4200x1200x650mm. Quy trình đổ hỗn hợp nguyên liệu vào khuôn thường được làm bằng máy móc để đảm bảo độ chính xác và rút ngắn thời gian sản xuất.
*Bước 5: Ủ gạch AAC
Sau khi đã đổ hết hỗn hợp nguyên liệu, các khuôn được tự động di chuyển tới vị trí ủ. Đây cũng là lúc các viên gạch nở lên tạo thành cấu trúc bọt khí. Bước ủ lưu hóa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới độ chắc chắn, cấu trúc cũng như độ bền của gạch nhẹ. Nhà sản xuất thường phải ủ khuôn gạch trong vòng 2h - 4h.
*Bước 6: Cắt gạch thành từng viên
Khuôn gạch thường có kích thước tương đối lớn. Vì thế, để đưa vào thi công được thì khuôn gạch cần được cắt ra thành từng viên có kích thước khác nhau. Kích thước viên gạch tuỳ theo tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất.
Máy cắt gạch nhẹ có công suất lớn để đảm bảo đường cắt mượt mà. Đồng thời, quá trình cắt gạch cũng được tự động hoá hoàn toàn.
*Bước 7: Hấp các viên gạch nhẹ
Khuôn gạch đã được ủ, cắt nhưng vẫn chưa đảm bảo độ an toàn cho thi công. Bước tiếp theo sau khi cắt khuôn gạch là hấp ở nồi chưng áp suất. Công đoạn này đảm bảo cho viên gạch cứng hơn, chịu lực và chịu nhiệt tốt hơn.
Khuôn gạch nhẹ thường được hấp ở nồi áp suất với nhiệt độ 180 độ C và áp suất 12Mpa trong vòng 12 tiếng.
*Bước 8: Thành phẩm
Gạch nhẹ trải qua quá trình hấp đã đạt tiêu chuẩn để đưa vào thi công. Khi hấp xong, gạch sẽ được đưa tới vị trí để thành phẩm. Sau khi khối gạch bê tông khí chưng áp đã ngội đi, nhân công sẽ kiểm tra để loại bỏ đi những viên bị lỗi rồi đóng gói để cung cấp ra thị trường.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng gạch nhẹ để xây dựng công trình
Gạch nhẹ chưng áp được ứng dụng rộng rãi bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, sản phẩm gạch nhẹ không hoàn hảo tuyệt đối và vẫn có một vài nhược điểm. Dưới đây là những ưu nhược điểm của gạch siêu nhẹ.
1. Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường do quá trình sản xuất gạch nhẹ không cần phải nung.
- Cấu trúc bọt khí khiến gạch nhẹ có khả năng chống nóng, chống cháy, cách âm cũng như độ bền cao. Vì thế, dùng gạch nhẹ để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, văn phòng,... là giải pháp an toàn và hiệu quả.
- Trọng lượng rất nhẹ nên dễ dàng cho việc vận chuyển, thi công trong những công trình lớn.
- Kích thước gạch nhẹ AAC tương đối đa dạng nên phù hợp với nhiều công trình xây dựng khác nhau.
- Tiết kiệm vật tư xây dựng do có kích thước chuẩn, không cần trát vữa nhiều.
2: Nhược điểm
- Vì cấu trúc bọt khí nên gạch nhẹ cũng có độ hút ẩm cao. Do đó, không nên xây dựng công trình bằng gạch AAC tại những nơi có độ ẩm cao hay mưa nhiều.
- Loại vữa thông thường không thể sử dụng để trát lên gạch AAC mà cần phải dùng vữa chuyên dụng.
- Gạch nhẹ không thích hợp với các công trình thi công có các bức tường, trần nhà nhiều góc cạnh.
Kết luận
Có thể thấy, gạch nhẹ chưng áp là vật liệu thi công an toàn, chất lượng và hiện đại. Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp gạch nhẹ. Trong đó, Càn Thanh luôn là địa điểm uy tín hàng đầu tại khu vực TP HCM. Công ty cung cấp nhiều loại gạch nhẹ với kích thước khác nhau, mức giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng.
Để biết thêm thông tin về gạch nhẹ khí chưng áp, vui lòng liên hệ với Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline 0967.214.312
- Website: canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín