Gạch bê tông xốp EPS là gì? So sánh gạch EPS và gạch AAC

Post 2023-09-20 |

Gạch bê tông xốp là vật liệu xây dựng không nung được ứng dụng nhiều trong các công trình lớn. Nhiều người không hiểu biết nhiều về vật liệu xây dựng rất dễ nhầm lẫn giữa gạch EPS và các loại gạch không nung khác. Để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm, đặc tính của gạch bê tông hạt xốp, bạn đọc hãy cùng Càn Thanh xem ngay bài viết này nhé!

Gạch bê tông xốp là gì?

Gạch bê tông hạt xốp là vật liệu xây dựng được sản xuất từ những nguyên liệu: cát, xi măng, nước, phụ gia và không thể thiếu hạt xốp EPS. Gạch bê tông EPS có trọng lượng rất nhẹ, khả năng chống thấm, cách nhiệt và cách âm tốt. Cấu tạo gạch gồm có 3 lớp: hai lớp bên ngoài là tấm xi măng nhẹ và lớp giữa là hỗn hợp xốp. Sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 lớp này khiến cho gạch bê tông hạt xốp mang lại nhiều giá trị cho ngành xây dựng.

gạch bê tông xốp

Gạch bê tông xốp đang dần được biết đến nhiều hơn nhưng mức độ phổ biến vẫn chưa cao. Những công trình lớn, hiện đại thường ưa chuộng vật liệu nhẹ này hơn nhưng công trình dân dụng vẫn chưa ứng dụng nhiều. 

Ưu và nhược điểm của gạch bê tông xốp

Gạch bê tông EPS sở hữu nhiều ưu điểm nhưng vẫn không tránh khỏi những nhược điểm cần khắc phục. Dưới đây là ưu và nhược điểm của bê tông xốp EPS.

gạch bê tông xốp

1. Ưu điểm của gạch bê tông xốp

  • Trọng lượng rất nhẹ: có thể nói, gạch bê tông EPS có trọng lượng nhẹ nhất so với các vật liệu xây dựng khác trên thị trường. Tỷ trọng của gạch xốp chỉ khoảng 230 - 960 kg/m3. Như vậy, trọng lượng này thấp hơn gạch thông thường tới 3, 4 lần. 
  • Khả năng cách nhiệt và chống nóng: gạch bê tông hạt xốp được cấu tạo với lớp giữa là hỗn hợp xốp bê tông và 2 lớp ngoài là bê tông. Nhờ kết cấu này mà gạch có thể cách nhiệt, chống nóng khá tốt. Sử dụng gạch bê tông hạt xốp để làm tường, sàn nhà sẽ tạo hiệu ứng hạ mát đông ấm.
  • Cách âm: âm thanh sẽ được phát tán qua lớp hạt xốp trước khi vào nhà. Vì thế, gạch bê tông hạt xốp có khả năng cách âm khá tốt để đảm bảo riêng tư cho những người sinh sống trong ngôi nhà.
  • Tối ưu chi phí: vì trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công và vận chuyển gạch cũng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Vì thế, chủ công trình có thể tiết kiệm một khoản chi phí thuê nhân công không nhỏ.

2. Nhược điểm của gạch bê tông xốp

Vì là vật liệu mới, chưa thông dụng trong ngành xây dựng nên cũng có ít đơn vị thi công hiểu rõ về cách thi công vật liệu này. Do đó, để tìm kiếm đơn vị thi công phù hợp tương đối khó khăn.

Cần sử dụng loại vữa chuyên dụng để liên kết các tấm gạch bê tông hạt xốp EPS.

Gạch thường được sản xuất với các tấm lớn. Bởi vậy, nếu muốn dùng gạch EPS để làm tường hay sàn ở các góc cạnh sẽ phải cắt ghép và ảnh hưởng tới kết cấu viên gạch. 

So sánh gạch EPS với gạch AAC

gạch bê tông xốp

Gạch EPS và gạch AAC đều là vật liệu xây dựng nhẹ không cần nung trong quá trình sản xuất. Do đó, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai loại gạch này. Để phân biệt gạch EPS và AAC, bạn đọc hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chí so sánh

Gạch EPS

Gạch AAC

Thành phần

Thành phần chủ yếu là hạt xốp EPS. Ngoài ra cũng có các thành phần khác như: xi măng, cát, nước,...

Thành phần chính là: xi măng, cát, thạch anh, nước, chất kết dính và không thể thiếu chất tạo bọt khí

Trọng lượng

Trọng lượng nhẹ 

Trọng lượng nhẹ

Tính năng nổi bật

- Tính năng cách âm

- Tính năng cách nhiệt, chống nóng với hệ số dẫn nhiệt 0.25W/mak

- Chịu lực tốt nhưng không bằng gạch AAC

- Tính năng cách âm tốt

- Tính năng cách nhiệt, chống cháy với hệ số dẫn nhiệt 0.11 – 0.22W/mak

- Chịu lực tốt hơn gạch hạt xốp do được trải qua quá trình chưng khí áp

Giá thành

Giá thành thấp hơn gạch AAC

Giá thành cao hơn gạch EPS

Ứng dụng

- Xây tường, mái nhà, công trình dân dụng

- Làm tường cho phòng cách âm

- Làm sàn bể bơi để chống thoát nước

- Làm nhà cách nhiệt hay kho lạnh

- Ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và công trình lớn như: nhà xưởng, nhà tiền chế

- Làm công trình cách âm, cách nhiệt

Quy trình sản xuất gạch bê tông EPS

gạch bê tông xốp

Quy trình sản xuất gạch bê tông EPS cũng gần giống như những loại vật liệu xây dựng nhẹ khác. Dưới đây là 5 bước trong quy trình sản xuất gạch bê tông hạt xốp.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dùng để sản xuất gạch EPS. Bao gồm: hạt xốp, xi măng, cát, nước,... Tỉ lệ các nguyên liệu sẽ khác nhau tùy theo từng đơn vị sản xuất. Với hạt nhựa EPS, đơn vị sản xuất cần kích nhiệt để giãn nở 20 - 50 lần tạo thành hạt xốp.
  • Bước 2: Trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trong máy trộn công suất lớn lần 1. Sau đó chuyển nguyên liệu xuống máy trộn 2 để trộn lại đều hơn.
  • Bước 3:  Đổ hỗn hợp vừa trộn vào các khuôn gạch.
  • Bước 4: Bảo dưỡng bê tông hạt xốp dưới nhiệt độ, áp suất cao để các khuôn gạch đông cứng lại và đảm bộ độ chắc chắn.
  • Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng của từng viên gạch. Gạch đạt chuẩn được đóng gói và vận chuyển tới nơi bảo quản.

Kết luận

Có thể thấy, gạch bê tông xốp là vật liệu nhẹ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và rất thích hợp với các công trình xây dựng hiện đại. Nếu có nhu cầu mua vật liệu xây dựng nhẹ, bạn hãy liên hệ ngay với Càn Thanh.

Hiện nay, công ty cung cấp nhiều loại vật liệu nhẹ chất lượng với giá cả phải chăng, dịch vụ hỗ trợ tốt. Bạn liên hệ với chúng tôi qua:

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: canthanh.com.vn

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Hàng rào bê tông nhẹ - Bền, đẹp và tiết kiệm chi phí

Xây nhà 100m2 cần bao nhiêu viên gạch? Một số loại gạch xây phổ biến

Gạch chống thấm: Giải pháp xây dựng ở khu vực ẩm ướt

Top 7 vật liệu cách nhiệt tốt nhất trong xây dựng

Nên xây nhà bằng gạch gì bền đẹp và thân thiện với môi trường?

Sửa nhà bằng vật liệu nhẹ: Nên hay không nên?