Cách xử lý tường nứt đơn giản, đúng kỹ thuật

Post 2024-09-16 |

Nước ta có khí hậu biến đổi thất thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt tường. Để đảm bảo tuổi thọ và sự thẩm mỹ cho công trình thì việc sửa chữa tường nứt là điều nên làm. Càn Thanh sẽ giới thiệu tới bạn các cách xử lý tường nứt đơn giản, hiệu quả tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân gây nứt tường

cách xử lý tường nứt

Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây nứt tường trước khi tìm cách khắc phục. Dưới đây là 1 số lý do chính:

  • Công trình xây dựng ở khu vực có nền đất yếu: Nhà cửa xây dựng ở khu vực đất yếu nhưng không xử lý nền thường bị sụt lún hay nghiêng sang 1 bên. Khi đó, tường nhà bị tác động mạnh và tạo ra những vết nứt.
  • Thi công sai kỹ thuật: Đây là nguyên nhân gây nứt tường phổ biến ở nhiều công trình. Một số vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng tường là: móng không đảm bảo kỹ thuật, cốt thép kém chất lượng, để mạch ngừng khi xây, không tính toán khả năng chịu lực của móng và tường,...
  • Thời tiết: Tường sẽ bị giãn ra khi thời tiết nóng lên và co lại khi lạnh đi. Sự co giãn đột ngột gây ra những vết nứt.
  • Tuổi thọ của công trình: Nhà ở có tuổi thọ càng cao càng dễ bị nứt tường do độ bền của nền móng, cột dầm, tường vách không còn tốt như trước.

Tường nứt ảnh hưởng thế nào tới công trình?

Vết nứt tường không xử lý để lại nhiều hậu quả, không chỉ làm công trình xấu đi mà còn có nguy cơ sụt lún rất nguy hiểm. Một số ảnh hưởng xấu của tường nứt là:

  • Mất thẩm mỹ: Tường vách xuất hiện những vết nứt sẽ không còn hoàn hảo và khiến công trình mất đi tính thẩm mỹ. 
  • Nguy cơ sập nhà: Vết nứt sâu và rộng nhưng không được xử lý sẽ ngày càng lan ra và khiến gạch, xi măng rơi xuống gây nguy hiểm cho con người. Tường nứt cũng là 1 nguyên nhân khiến nhà bị sập nếu như có gió bão, động đất. 
  • Thấm nước: Nước mưa thấm qua vết nứt khiến tường bị ẩm ướt, mọc rêu mốc. 
  • Nơi trú ngụ của côn trùng: Rết, kiến và côn trùng có thể ẩn nấp trong các vết nứt gây nguy hiểm người ở trong công trình.

Các cách xử lý tường nứt đơn giản, hiệu quả

Cách xử lý tường nứt dựa vào mức độ hỏng hóc của bức tường. Dưới đây là một số cách trám vết nứt đơn giản và dễ thực hiện.

1. Xử lý vết nứt chân chim bằng xi măng + cát

cách xử lý tường nứt

Các vết nứt chân chim thường xuất hiện ở lớp vữa nên rất dễ trám lại. Cách xử lý vết nứt nhỏ có thể sử dụng xi măng + cát mịn + nước.

  • Bước 1: Đục bớt lớp hồ cũ theo vết nứt tường.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trong vết nứt rồi phun nước ẩm.
  • Bước 3: Trộn xi măng + cát mịn + nước rồi trát lên vết nứt.
  • Bước 4: Để xi măng khô khoảng 1 tuần rồi sơn lại bức tường như cũ.

2. Sử dụng keo silicon

Keo silicon được sử dụng để sửa chữa các vết nứt dài vì dễ thực hiện và mang lại hiệu quả dài lâu. Keo dán có ưu điểm là chống thấm nước, đàn hồi, chịu lực tốt và thích hợp để sử dụng trên mọi vật liệu. Cách xử lý tường nứt bằng keo silicon như sau:

  • Bước 1: Đục bớt lớp vật liệu theo vết nứt rồi vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, rác. 
  • Bước 2: Dùng băng dính dán các vị trí xung quanh vết nứt để không dây keo dán ra ngoài.
  • Bước 3: Gắn lọ keo silicon vào súng bắn keo rồi đẩy keo vào trong vết nứt tường. Làm phẳng bề mặt vết nứt rồi bóc lớp keo dính ra.
  • Bước 4: Khi keo silicon đã khô thì sơn lại tường như bình thường. 

3. Trám vết nứt bằng sika

Sika là vật liệu có khả năng chống thấm vượt trội, chịu lực tốt và không bị ăn mòn bởi hóa chất khác. Bên cạnh đó, sika cũng có giá cả phải chăng nên được nhiều người lựa chọn để xử lý tường nứt. Cách trám tường bằng sika được thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Loại bỏ bớt vật liệu dọc theo vết nứt, nên cắt theo hình chữ V để dễ trám sika.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt.
  • Bước 3: Sử dụng sika trám vào vết nứt tường sau đó làm phẳng bề mặt. Lưu ý: Nên bơm sika đều khắp vết nứt, tránh tình trạng chỗ nhiều chỗ ít vật liệu.
  • Bước 4: Khi sika đã khô hoàn toàn, bạn sơn lại bức tường như ban đầu.

4. Lưới chống nứt tường

cách xử lý tường nứt

Nếu bức tường bị nứt ở các vị trí đặc biệt như: gần cửa sổ, tiếp giáp tường - cột và tường - đà bạn nên sử dụng lưới chống nứt để đảm bảo an toàn. Lưới sẽ giữ cho bức tường kiên cố, không bị nứt thêm và chống chịu được lực tác động mạnh. Cụ thể, cách lắp đặt lưới như sau:

  • Bước 1: Trám lại vết nứt tường bằng 1 trong những cách trên. Sau đó trát hồ dầu lên vị trí đặt lưới chống nứt.
  • Bước 2: Đặt lưới thép lên vị trí thích hợp rồi tiếp tục trát hồ dầu lên trên.
  • Bước 3: Trát, sơn lại tường như ban đầu.

5. Cách xử lý vết nứt sâu

Với các vết nứt tường sâu và ảnh hưởng tới cả kết cấu bức tường, bạn không thể tự sửa chữa nếu không có chuyên môn. Hãy liên hệ với đơn vị thi công uy tín để được hỗ trợ xử lý trong thời gian sớm nhất. 

Lời kết

Vết nứt tường gây ảnh hưởng xấu tới kết cấu công trình và nguy hiểm cho con người nếu không được sửa chữa kịp thời. Hy vọng các cách xử lý tường nứt được giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn sửa tường nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu mua vật liệu nhẹ để sửa chữa, xây dựng công trình nhé.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: canthanh.com.vn/

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất

Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt

TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay

Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng

Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín

Mua bê tông nhẹ ở đâu? TOP 3 bê tông nhẹ phổ biến