Bê tông được dùng để làm gì? Phân loại các loại bê tông

Post 2024-10-08 |

Công trình được xây dựng từ nhiều vật liệu và không thể nào thiếu bê tông. Với nhiều ưu điểm như độ bền cao, chịu lực tốt, bê tông đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong công trình dân dụng cho đến công nghiệp. Vậy, bê tông được dùng để làm gì và có bao nhiêu loại phổ biến? Câu trả lời hãy để Càn Thanh giải đáp ngay sau đây nhé!

Bê tông là gì?

bê tông được dùng để làm gì

Bê tông là vật liệu xây dựng được sản xuất từ 3 thành phần chính là xi măng, nước và cát. Tùy theo từng loại bê tông, nhà sản xuất sẽ thêm vào những phụ gia khác sao cho phù hợp. Sau khi phối trộn các nguyên liệu theo tỉ lệ nhất định và xử lý cho đông cứng, khối bê tông đạt được những tiêu chuẩn cần thiết cho công trình như: độ bền, cường độ chịu lực và khả năng tạo hình đa dạng (đối với bê tông tươi). 

Vậy bê tông được dùng để làm gì?

Nhờ vào ưu điểm độ bền cao, giá cả hợp lý và bền vững theo thời gian nên bê tông được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

  • Công trình dân dụng: Bê tông được sử dụng để đổ móng, sàn nhà, cột dầm khi xây dựng nhà ở, chung cư, căn hộ, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, văn phòng, rạp chiếu phim và các công trình dân dụng khác.
  • Công trình công nghiệp: Nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, công trình năng lượng, công trình khai thác và công trình giao thông vận tải sử dụng xi măng để xây dựng các kết cấu chịu lực như: sàn, cột, móng, hệ thống đường ống,...
  • Cầu đường: Bê tông được sử dụng để làm bề mặt đường xá, vỉa hè, đường băng tại sân bay vì có cường độ chịu lực tốt. Ngoài ra, bê tông còn được ứng dụng làm cầu bắc ngang sông, cầu vượt, cầu cạn, hầm chui. 
  • Hệ thống thoát nước: Một ứng dụng nữa của bê tông là dùng để làm bể chứa, đê đập, kênh dẫn và cống thoát nước.

Các loại bê tông trong xây dựng

Sau khi đã biết bê tông được dùng để làm gì, bạn tham khảo ngay đặc điểm của một số loại bê tông trong xây dựng ngay dưới đây. 

1. Bê tông tươi

Đây là loại bê tông được trộn sẵn tại nhà máy sau đó vận chuyển trực tiếp tới công trình để đổ móng, làm sàn,... Bê tông được trộn theo tiêu chuẩn nhất định nên đảm bảo chất lượng cho công trình. Bên cạnh đó, mỗi loại bê tông tươi đều được thêm vào 1 số phụ gia như chống thấm, chống cháy để người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với đặc tính công trình.

Tuy nhiên, bê tông tươi để ở ngoài trời sau một khoảng thời gian sẽ bị đông cứng lại. Do đó, bạn cần đảm bảo sử dụng hết bê tông trong ngày hoặc phải bảo quản đúng cách để không ảnh hưởng tới chất lượng vật liệu.

2. Bê tông cốt thép

bê tông được dùng để làm gì

Bê tông cốt thép là vật liệu được sản xuất từ xi măng, cát, đá, nước và sắt thép. Giữa khối bê tông sẽ gia cố 1 lớp cốt thép để tăng tính ổn định và cường độ chịu lực. Trong đó, bê tông sẽ chịu lực nén tốt và cốt thép chịu được lực kéo giúp cho công trình bền vững trước mọi tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, bê tông cốt thép thường có trọng lượng khá nặng nên cần sử dụng đến hệ thống máy móc hiện đại để thi công, lắp ghép vào công trình.

3. Bê tông nhựa

Bê tông nhựa là vật liệu thường dùng để đổ đường quốc lộ. Vật liệu được sản xuất bằng nhựa đường, phụ gia và cốt liệu bê tông nhựa (đá dăm, bột khoáng, Bitum dầu mỏ). Thông thường, hỗn hợp bê tông nhựa sẽ được trộn trước sau đó vận chuyển bằng xe bồn tới khu vực làm đường.

4. Bê tông sinh học

Để khắc phục tình trạng bê tông bị nứt do chịu tác động lực quá mạnh hoặc thay đổi thời tiết, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bê tông sinh học. Bê tông có khả năng tự phục hồi các vết nứt nhờ vào bào tử vi khuẩn giải phóng đá vôi và không cần sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, loại bê tông này mới được nghiên cứu ra nên chưa ứng dụng nhiều vào thực tiễn và chi phí để sản xuất vật liệu cũng rất cao. 

5. Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ là vật liệu xây dựng hiện đại, không cần nung trong quá trình sản xuất. Hiện nay, bê tông nhẹ ngày càng được sản xuất với đa dạng mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng. Bao gồm: bê tông nhẹ khí chưng áp, bê tông bọt, bê tông nhẹ EPS,... Tấm bê tông nhẹ thường sản xuất với kích thước lớn, độ dày đa dạng và có hoặc không có cốt thép.

bê tông được dùng để làm gì

Tại Càn Thanh, bê tông nhẹ được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp hiện đại cho ra vật liệu đạt chuẩn. Tấm bê tông có đa dạng kích thước như 1200x600x75, 1200x600x100, 1200x600x150mm,... Bên trong khối bê tông có 1 lớp cốt thép để gia cố, giúp cho vật liệu có cường độ chịu lực vượt trội.

Bê tông nhẹ tại Công ty Càn Thanh mang tới nhiều ưu điểm cho công trình. Với khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm vượt trội, công trình xây dựng bằng bê tông nhẹ sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Bên cạnh đó, xây dựng bằng vật liệu này cũng rút ngắn thời gian thi công để giảm thiểu chi phí. 

Kết luận

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bê tông được dùng để làm gì và phân loại vật liệu này trong ngành xây dựng. Có thể thấy, bê tông nhẹ là một trong những sản phẩm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích cho ngành xây dựng. Hãy theo dõi ngay chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về vật liệu xây dựng nhé!

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: https://canthanh.com.vn/

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Nhà khung thép bê tông nhẹ - tối ưu thời gian và chi phí xây dựng

Tìm hiểu định mức sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC)

Các loại tấm bê tông nhẹ hiện nay | TOP 4 được ưa chuộng nhất

Kích thước bay răng cưa tiêu chuẩn dành cho gạch AAC, gạch Eblock

Bay răng cưa ốp lát gạch: Phân loại và ưu điểm

Hàng rào bê tông nhẹ - Bền, đẹp và tiết kiệm chi phí