Danh mục sản phẩm
8+ phụ gia bê tông nhẹ không thể thiếu để sản xuất vật liệu xây dựng
Post 2024-01-17 |
Bên cạnh các nguyên liệu chính như: xi măng, cát, nước,... thì phụ gia cũng là thành phần quan trọng không kém để sản xuất bê tông nhẹ. Có nhiều loại phụ gia bê tông nhẹ và mỗi loại đảm nhận một chức năng riêng. Vì thế, bê tông thường được thêm vào nhiều phụ gia nhằm đảm bảo chất lượng. Cùng Càn Thanh tìm hiểu top những loại phụ gia làm bê tông nhẹ không thể thiếu nhé!
Phụ gia bê tông nhẹ có đặc điểm gì?
Phụ gia bê tông siêu nhẹ là những hợp chất hoá học được thêm vào quy trình sản xuất bê tông. Các phụ gia này sẽ phản ứng với những nguyên liệu trong bê tông nhẹ và khiến bê tông có được những tính năng nhất định. Ví dụ, phụ gia tạo bọt thêm vào quá trình sản xuất bê tông nhẹ để tạo nên cấu trúc bọt khí khiến vật liệu xây dựng giảm trọng lượng.
Phụ gia cần được thêm vào với tỉ lệ phù hợp để sản xuất được bê tông nhẹ đạt chuẩn. Bởi nếu như cho quá nhiều hay quá ít chất phụ gia thì bê tông sẽ không đảm bảo chất lượng khi thi công. Mỗi nhà máy sản xuất đều có công thức thêm nguyên liệu, phụ ra riêng biệt để tạo sự khác biệt.
Những loại phụ gia cần thiết để sản xuất bê tông nhẹ
Hiện nay, trên thị trường đang cung cấp rất nhiều loại phụ gia sản xuất bê tông nhẹ với đặc tính khác nhau. Dưới đây là những chất phụ gia không thể thiếu nếu muốn sản xuất bê tông siêu nhẹ chất lượng cao.
1. Phụ gia tạo bọt khí
Bê tông nhẹ phải có cấu trúc dạng bọt khí thì mới đạt chuẩn. Để tạo bọt khí cho vật liệu xây dựng nhẹ, nhà sản xuất sử dụng các phụ gia tạo bọt như: Samoc, Essabasoc, than hoạt tính, bột nhôm,... Khi thêm các phụ gia này vào hỗn hợp tạo bê tông, nó sẽ phản ứng với hydroxit và tạo nên các bong bóng khí rỗng. Cấu trúc dạng rỗng này cũng là nguyên nhân khiến bê tông có trọng lượng nhẹ, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
2. Phụ gia chống thấm nước
Một số công trình xây dựng ở những khu vực có nhiều nước hay độ ẩm cao rất dễ bị thấm nước. Từ đó khiến cho bề mặt bê tông bị mục nhanh chóng và giảm tuổi thọ. Để khắc phục tình trạng này, nhà sản xuất cần tạo ra loại bê tông đặc biệt và thêm vào phụ gia chống thấm.
Phụ gia chống thấm nước thường được sản xuất với dạng bột, dạng nước hay dạng hồ. Khi thêm chất này vào hỗn hợp bê tông, phụ gia sẽ ngăn cản sự xâm nhập của các phân tử nước vào trong cấu trúc bê tông bởi có khả năng lấp kín các lỗ trống.
3. Phụ gia chống co ngót
Hỗn hợp bê tông nhẹ sẽ trải qua quá trình chưng áp hoặc đông cứng theo cách thủ công. Trong quá trình đông cứng lại, bê tông dễ bị co ngót và giảm dung tích so với khuôn ban đầu. Như vậy, tấm bê tông nhẹ bị thay đổi kích thước gây khó khăn cho việc sản xuất.
Để chống co ngót cho bê tông nhẹ, người ta thêm vào phụ gia. Chất hoá học này sẽ làm chậm quá trình ninh kết để tránh tình trạng bê tông bị co lại.
4. Phụ gia bê tông tách khí
Bê tông nhẹ được cấu tạo với rất nhiều bọt khí rỗng li ti liên kết với nhau. Bê tông đạt chuẩn phải đảm bảo những lỗ trống này không còn nước hay khí. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thì các cốt liệu có thể giải phóng khí vào trong các lỗ trống này. Vì thế, khi trộn bê tông nhà sản xuất cần thêm vào phụ gia bê tông tách khí.
Một số phụ gia bê tông nhẹ có khả năng tách khí, khử khí là: triglixerit photphat, silicones, rượu không tan trong nước,...
5. Phụ gia tăng độ cứng cho bê tông
Bề mặt bê tông cần phải có khả năng chịu lực tốt và cứng cáp dưới tác động của ngoại lực. Để bề mặt bê tông nhẹ cứng hơn, nhà sản xuất thêm vào phụ gia tăng độ cứng. Hợp chất này sẽ được phủ lên bề mặt tấm bê tông. Không chỉ tăng độ cứng cho vật liệu xây dựng mà phụ gia còn mang lại độ sáng bóng và tính thẩm mỹ cho sàn hay tường nhà.
6. Phụ gia dẻo
Phụ gia dẻo được thêm vào hỗn hợp sản xuất bê tông để giảm lượng nước mà không ảnh hưởng tới thời gian ninh kết. Khi thêm vào hợp chất này, bê tông có sự dẻo dai và chắc chắn hơn. Đồng thời, phụ gia dẻo cũng hỗ trợ ngăn cản tình trạng co ngót bê tông nhẹ.
Phụ gia dẻo được điều chế dưới nhiều dạng và thường có các thành phần như sau: Melamine formaldehyde, Naphthalene formaldehyde,...
7. Phụ gia chống ăn mòn
Các chất hoá học từ môi trường có thể khiến cho gạch bê tông nhẹ bị ăn mòn. Vì thế, nhà sản xuất cần lường trước tình huống này và thêm vào phụ gia chống mòn cho hỗn hợp làm bê tông. Phụ gia chống ăn mòn thường được phủ lên trên bề mặt bê tông để làm thành 1 lớp bảo vệ chắc chắn.
8. Phụ gia chống nấm, côn trùng cho bê tông nhẹ
Dưới tác động của môi trường bên ngoài, nấm mốc và côn trùng có thể phát triển trên bề mặt bê tông nhẹ. Từ đó khiến cho sàn hay tường làm bằng bê tông mất đi tính thẩm mỹ. Để ngăn chặn sự sinh sôi của nấm mốc và côn trùng, bê tông nhẹ cần phải thêm vào phụ gia diệt nấm, diệt khuẩn và diệt côn trùng. Phụ gia này có nhiều loại và thường có thành phần chính là: phenol polyhalogenated, hợp chất đồng và nhũ tương dieledren,...
Kết luận
Trên đây là những loại phụ gia bê tông nhẹ không thể thiếu để sản xuất bê tông chất lượng cao. Nếu có nhu cầu mua vật liệu nhẹ, hãy liên hệ ngay với Càn Thanh. Công ty cung cấp các loại vật liệu xây dựng nhẹ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và thêm vào nhiều phụ gia để đảm bảo chất lượng.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Số hotline: 0967213312
- Website: canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín