Danh mục sản phẩm
4+ mẫu máy ép gạch không nung tốt nhất hiện nay
Post 2024-08-15 |
Gạch không nung là vật liệu xây dựng mới, thân thiện với môi trường và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình. Để sản xuất gạch nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đầu tư máy ép gạch không nung chất lượng. Vậy, máy ép gạch nhẹ không nung là gì và có những loại nào?
Cùng Càn Thanh tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!
Máy ép gạch không nung là gì?
Máy ép gạch nhẹ không nung là thiết bị dùng trong quy trình sản xuất gạch nhẹ, bê tông nhẹ, bê tông cốt liệu, gạch EPS,... Máy ép được lập trình sẵn để tự động thực hiện 1 công đoạn trong quá trình tạo ra gạch nhẹ, cụ thể là ép gạch thành từng viên theo kích thước gạch không nung được thiết lập trong máy. Nhờ có máy ép mà vật liệu được sản xuất nhanh chóng, kết cấu chịu lực tốt hơn đồng thời giảm số lượng nhân công cần thuê để tiết kiệm chi phí.
Máy đóng gạch không nung có đặc điểm là lực ép rất lớn, độ bền và tuổi thọ của máy cũng tương đối cao. Vì thế, khi đầu tư 1 dây chuyền sản xuất gạch không nung bạn có thể sử dụng được rất lâu nếu biết bảo dưỡng đúng cách.
4 loại máy ép gạch không nung chất lượng trên thị trường
Số lượng công ty sản xuất gạch không nung ngày càng nhiều và họ cũng có nhu cầu đầu tư máy ép phù hợp để đóng gạch nhẹ. Sau đây là 4 loại máy ép gạch nhẹ không nung được ứng dụng nhiều nhất.
1. Máy ép rung bệ
Máy đóng gạch không nung rung bệ hay còn gọi là máy rung bàn. Đặc điểm của máy rung bệ là có lực kích rung theo phương thẳng đứng và triệt tiêu hết các lực theo phương ngang. Gạch nhẹ được tạo hình nhờ vào lực rung ở phía dưới khuôn gạch và cơ cấu ép thuỷ lực ở trên khuôn.
Nguyên lý hoạt động của máy đóng gạch không nung rung bàn cũng tương đối đơn giản. Động cơ điện (hoặc động cơ thuỷ lực tuỳ máy) sẽ cung cấp năng lượng tới trục lệch tâm. Trục lệch tâm quay tạo ra lực kích rung theo phương thẳng đứng để ép gạch.
2. Máy ép rung đa điểm
Máy ép rung đa điểm hay máy ép đa hướng cũng được nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch nhẹ sử dụng bởi độ bền cao, ít gây tiếng ồn và lực rung mạnh. Đặc điểm của máy ép là có lực rung đặt ở phía trong lòng khuôn gạch. Và viên gạch sẽ được ép tạo hình nhờ lực rung trong lòng khuôn và lực ép phía trên khuôn.
Máy ép gạch rung đa điểm có tên gọi như trên vì thiết bị này tạo ra lực rung ở nhiều hướng. 2 trục lệch tâm của máy có tốc độ không đồng đều nhau nên sẽ tồn tại cả lực rung theo phương thẳng đứng và phương ngang tác động vào viên gạch.
3. Máy ép tĩnh
Khác với những loại máy trên, máy ép tĩnh không tạo hình viên gạch dựa vào lực kích rung mà dựa vào lực ép từ xylanh thuỷ lực. Xylanh của máy sẽ nén ép theo hướng thẳng đứng hoặc cả hướng thẳng và phương ngang để tạo cho viên gạch kết cấu chắc chắn và kích thước như yêu cầu.
Đặc điểm của máy ép tĩnh là không ồn, không rung lắc khi đang vận hành. Đồng thời, tuổi thọ của máy ép gạch tĩnh cũng cao và không cần bảo dưỡng nhiều.
4. Máy ép gạch nhẹ không nung thủ công
Máy ép gạch thủ công có chi phí đầu tư thấp nên thích hợp với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, chất lượng gạch tạo ra bằng máy ép thủ công sẽ không tốt như máy hiện đại nên chỉ dùng cho những công trình phụ. Máy được thiết kế đơn giản với lực rung gắn trực tiếp vào khuôn gạch và sử dụng sức người để đóng gạch.
Máy ép gạch nhẹ không nung có đắt không?
Máy ép gạch nhẹ không nung có đắt không là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định đầu tư sản xuất vật liệu nhẹ. Nhìn chung, giá máy ép còn phụ thuộc vào chất lượng máy, quy trình đóng gạch tự động hay thủ công. Chi phí đầu tư máy ép khá cao nhưng bạn sử dụng được lâu và cũng tạo ra được những viên gạch chất lượng trong thời gian ngắn.
- Giá máy ép gạch thủ công giao động từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng.
- Giá máy ép gạch bán tự động khoảng 160 triệu đồng.
- Giá máy ép gạch tự động có nhiều loại giao động từ 300 triệu đồng - 1 tỷ đồng.
Một số lưu ý khi mua máy ép gạch không nung
Máy ép gạch nhẹ không nung có chi phí đầu tư khá cao. Do đó để xứng đáng với số tiền đã chi ra bạn phải tìm hiểu kỹ để mua được loại máy phù hợp. Bạn có thể tham khảo 1 số kinh nghiệm mua máy ép gạch như sau.
- Chọn máy có công suất phù hợp: Bạn cần phải khảo sát thị trường và dự kiến mức tiêu thụ gạch trong 1 tháng. Sau đó lựa chọn loại máy có công suất đáp ứng được mức tiêu thụ đã dự kiến.
- Chú trọng đến kết cấu cơ khí máy ép: Đây là bộ phận quan trọng và khó sửa chữa khi bị hỏng. Bạn cần quan tâm đến độ dày của thép và loại thép sản xuất máy, chất lượng các mối hàn cũng như khả năng chống rỉ sét.
- Mua máy ép ở đơn vị uy tín: Đây là tiêu chí bạn cần quan tâm khi mua bất kì sản phẩm nào chứ không riêng gì máy ép gạch nhẹ. Công ty uy tín sẽ cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng cũng như bảo hành nếu máy có bị lỗi.
Kết luận
Máy ép gạch không nung là thiết bị bạn cần đầu tư nếu có ý định mở công ty sản xuất gạch không nung. Nếu chưa đủ điều kiện đầu tư công nghệ và muốn nhập gạch không nung về xây dựng công trình hoặc phân phối lại, bạn có thể liên hệ với Càn Thanh để được tư vấn. Đây là công ty chuyên cung cấp gạch không nung chất lượng, tính năng vượt trội với giá cả hợp lý.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: http://canthanh.com.vn/
Bạn sẽ quan tâm:
Xây tường cách âm cách nhiệt - Top 3 loại gạch nhẹ phổ biến nhất
Bê tông gồm những gì? Những loại bê tông phổ biến trong xây dựng
Báo giá tấm panel vách ngăn mới nhất 2025 tại Càn Thanh
Tổng hợp các định mức vữa khô trộn sẵn theo tiêu chuẩn
Hướng dẫn thi công sàn bê tông siêu nhẹ đạt chuẩn chất lượng
Bê tông có cháy không? Bê tông bị ảnh hưởng thế nào bởi nhiệt độ cao?