Danh mục sản phẩm
Trọng lượng riêng của gạch xây phổ biến trong ngành xây dựng
Post 2024-08-10 |
Vật liệu xây dựng được sản xuất với ưu, nhược điểm và trọng lượng riêng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Qua bài viết dưới đây, Càn Thanh sẽ giới thiệu tới bạn đọc 1 số vật liệu phổ biến cũng như trọng lượng riêng của gạch xây.
Vì sao cần biết trọng lượng của gạch?
Trước khi nhập vật liệu về để thi công công trình, bạn cần phải biết được trọng lượng riêng của gạch vì những lý do sau:
- Trọng lượng gạch xây ảnh hưởng đến nền móng: Nền móng phải chịu trọng tải của cả công trình. Bạn cần biết trọng lượng của gạch để tính toán trọng tải lên nền móng. Từ đó xây dựng hệ thống nền móng, cột dầm chịu lực tốt để công trình kiên cố và vững chãi hơn.
- Dự toán chi phí: Gạch có trọng lượng càng cao càng tốn nhiều chi phí vận chuyển, thời gian thi công cũng lâu hơn. Do đó, bạn cần biết trọng lượng riêng của vật liệu để tính toán chi phí và chuẩn bị trước.
Đặc điểm và trọng lượng riêng của các vật liệu phổ biến
Dưới đây là đặc điểm và trọng lượng riêng của một số loại gạch xây được sử dụng nhiều trên thị trường.
1. Gạch bê tông khí chưng áp
Trọng lượng riêng cảu gạch bê tông khí chưng áp (gạch AAC) là 600kg/m3 - 650kg/m3. Đây được coi là 1 trong những vật liệu có trọng lượng nhẹ nhất trên thị trường. Công trình xây bằng gạch AAC giảm trọng tải lên nền móng, tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư nền móng, cột dầm và nhân công.
Vật liệu AAC sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp hiện đại góp phần bảo vệ môi trường. Ưu điểm của gạch là khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm vượt trội. Công trình xây bằng gạch AAC có thể chống chịu được những đám cháy thông thường lên đến 4 - 8 giờ để kéo dài thời gian chờ cứu hoả nếu chẳng may có hoả hoạn. Gạch cũng có tính thẩm mỹ với màu sắc trung tính thích hợp để xây dựng những công trình decor không gian tối giản, hiện đại, sang trọng.
Hiện nay, Càn Thanh là đơn vị cung cấp gạch bê tông khí chưng áp uy tín ở TPHCM và các khu vực lân cận. Công ty chuyên sản xuất, phân phối gạch và vật liệu nhẹ với giá cả hợp lý, chất lượng đạt tiêu chuẩn của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, gạch AAC Càn Thanh cũng có trọng lượng riêng rất nhẹ.
2. Gạch nung đỏ
Gạch nung đỏ được sử dụng phổ biến ở nước ta từ xưa tới nay. Nhìn chung, trọng lượng gạch nung gấp 2,3 lần gạch nhẹ, giao động từ 1700 - 1800 kg/m3. Trọng lượng gạch khá cao nên công trình cần đầu tư nền móng, cột dầm chắc chắn và xử lý nền đất tốt để hạn chế tình trạng sụt lún.
Hiện nay, gạch nung đỏ đang dần được thay thế bởi những vật liệu mới. Do quy trình sản xuất gạch thường gây ô nhiễm môi trường và tốn kém nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, vật liệu nung vẫn được sử dụng phổ biến ở các công trình dân dụng, nông thôn vì giá rẻ, dễ thi công và quen thuộc với người dân.
3. Gạch xi măng cốt liệu
Trọng lượng riêng của gạch xi măng cốt liệu khoảng 2000 kg/m3, cao hơn hầu hết các vật liệu khác trên thị trường. Đây là vật liệu không nung sản xuất bằng máy ép thuỷ lực công suất lớn. Gạch có ưu điểm là đa dạng mẫu mã, cường độ chịu lực rất tốt. Thi công bằng gạch xi măng cốt liệu rút ngắn 1 nửa thời gian so với gạch nung đỏ.
Gạch xi măng cốt liệu sử dụng các phế phẩm công nghiệp để sản xuất nên góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu này được ứng dụng phổ biến để xây hàng rào, nền móng cần độ chắc chắn cao.
4. Gạch bê tông hạt xốp
Gạch bê tông hạt xốp có trọng lượng rát nhẹ, chỉ 230 - 960 kg/m3. Trọng lượng gạch hạt xốp tương tự như vật liệu khí chưng áp nhưng độ bền không cao bằng. Người ta thường ứng dụng gạch AAC để làm tường không chịu lực, vách ngăn, sàn, trần nhà tại nhiều công trình hiện đại.
Vật liệu bê tông hạt xốp có ưu điểm là nhẹ nên giảm trọng tải lên nền móng đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng. Bên cạnh đó, gạch còn được sử dụng để làm vật liệu cách nhiệt, chống nóng, cách âm cho các công trình.
Nên lựa chọn gạch xây nhà có trọng lượng riêng nặng hay nhẹ?
Để biết nên chọn gạch xây nhà trọng lượng nặng hay nhẹ, chúng ta có thể dựa vào ưu điểm của mỗi loại vật liệu. Gạch có trọng lượng nặng thường có độ bền cao, chịu lực tốt và tăng độ ổn định, vững chãi cho công trình. Vật liệu trọng lượng riêng nhẹ thì giảm trọng tải lên nền móng, tiết kiệm chi phí và năng lượng. Tùy theo nhu cầu của bản thân, bạn có thể lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp.
Hiện nay, gạch AAC là giải pháp xây dựng được nhiều người lựa chọn vì có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt. Từ đó giữ cho công trình luôn kiên cố, vững chãi.
Kết luận
Trên đây là trọng lượng riêng của gạch cũng như đặc điểm của 1 số loại vật liệu xây dựng phổ biến trên thị trường. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được vật liệu phù hợp cho công trình. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay, hữu ích về vật liệu xây dựng nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: https://canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín