Kỹ thuật xây tường chịu lực trong xây dựng công trình

Post 2024-02-20 |

Tường nhà là bộ phận quan trọng cấu tạo nên 1 công trình hoàn chỉnh. Trong đó, xây dựng tường chịu lực đạt chuẩn là vấn đề rất quan trọng để quyết định tới độ bền chắc và khả năng chịu lực của ngôi nhà. Vậy, kỹ thuật xây tường chịu lực như thế nào là đạt chuẩn. Có nên xây tường bằng vật liệu không nung?

Bạn cũng Càn Thanh giải đáp những thắc mắc trên ngay nhé!

Tường chịu lực là gì?

kỹ thuật xây tường chịu lực

Tường nhà được chia thành 2 loại là tường chịu lực và tường không chịu lực. Tường không chịu lực chỉ có tác dụng phân chia không gian trong các căn phòng và chịu lực của chính nó. Trong khi đó, tường chịu lực lại giống như bộ khung của công trình vì những bức tường này chịu lực của cả căn nhà.

Tường chịu lực đóng vai trò rất quan trọng vào sự bền chắc và khả năng chịu lực của công trình khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. Do đó, mỗi đơn vị xây dựng công trình đều phải hiểu rõ kỹ thuật xây tường chịu lực để đảm bảo an toàn cho người sử dụng công trình.

Cấu tạo chuẩn của 1 bức tường chịu lực

kỹ thuật xây tường chịu lực

Để xây dựng được bức tường chịu lực tốt, đơn vị thi công cần hiểu rõ cấu tạo chuẩn của 1 bức tường chịu lực. Tường chịu lực cho công trình được cấu tạo từ những thành phần sau:

  • Gạch xây tường: Gạch xây tường chịu lực nên chọn loại gạch có kết cấu đặc để tăng khả năng chịu lực. Gạch rỗng phải có khả năng chịu lực rất lớn và độ bền cao.
  • Vữa xây tường: Lựa chọn loại vữa chuyên dụng có khả năng liên kết tốt loại gạch lựa chọn để xây tường. Vữa xây tường chịu lực thường có mác 75.
  • Kích thước tường chịu lực: Để có khả năng chịu lực tốt, tường phải xây có độ dày trên 200mm.
  • Giằng tường: Bạn cần làm giằng tường theo phương ngang và phương đứng bằng bê tông cốt thép nếu bức tường chịu lực cao hơn 2,5m và rộng hơn 4m. Giằng tường giúp bức tượng chịu lực tốt hơn để đảm bảo an toàn.
  • Lanh tô: Lanh tô là bộ phần nằm ở phía trên cửa chính, cửa sổ để đỡ bức tường phía trên cửa.

Kỹ thuật xây tường chịu lực đúng tiêu chuẩn

kỹ thuật xây tường chịu lực

Để xây tường chịu lực đạt chuẩn, đội ngũ thi công phải hiểu rõ được quy trình và kỹ thuật xây tường gạch. Sau đây là kỹ thuật xây tường chịu lực đúng tiêu chuẩn đơn vị thi công có thể tham khảo.

  • Bước 1: Kiểm tra bản vẽ để xác định các vị trí cần xây tường chịu lực cũng như kích thước chuẩn của bức tường. Đây là bước quan trọng vì ảnh hưởng tới kết cấu của bức tường chịu lực về sau.
  • Bước 2: Sau khi xác định được các vị trí cần xây tường, kỹ sư tính toán số lượng vật tư cần thiết đủ để xây những bức tường đó. Bao gồm: gạch, cát, xi măng,... Kỹ sư phải tính toán làm sao để đủ số lượng vật tư nhưng không dư thừa quá nhiều gây lãng phí, tốn kém.
  • Bước 3: Dọn dẹp sạch sẽ khu vực cần xây tường, xây dựng công trình.
  • Bước 4: Đánh dấu các vị trí cần xây tường chịu lực.
  • Bước 5: Sau khi nhập đủ vật tư xây dựng về, đơn vị thi công tiến hành kiểm tra kỹ càng số lượng, chất lượng của vật tư. Gạch xây tường cần phải kiểm tra độ bền sau đó ngâm gạch để đảm bảo gạch sẽ không hút nước trong vữa xây. Cát sàng lọc kỹ càng để đạt được độ mịn nhất định và loại bỏ rác bẩn.
  • Bước 6: Bắt đầu xây hàng gạch đầu tiên của bức tường chịu lực. Đặt 2 viên gạch ở 2 góc bức tường, sử dụng dây để căng thật thẳng. Sau đó tiếp tục xây những viên gạch tiếp theo dựa trên sợi dây đó. 
  • Bước 7: Tiếp tục xây các hàng gạch bên trên. Lưu ý hàng gạch trên phải xây so le với hàng gạch phía dưới. Chiều cao bức tường mỗi lần xây không quá 1,5m để đảm bảo bức tường không bị đổ sụp do vữa liên kết chưa chắc chắn.

Một số lưu ý khi xây tường chịu lực cho công trình

Để xây tường chịu lực đảm bảo sự bền chắc và kiên cố, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây 5 hàng gạch dọc phải có 1 hàng gạch quay ngang để khoá mạch nhằm giúp bức tường chịu lực tốt hơn.
  • Hàng gạch trên cùng phải được xây xiên nhằm tăng cường khả năng liên kết giữ bức tường và dạ dầm.
  • Lựa chọn gạch xây tường phù hợp, có khả năng chịu lực tốt và chống nứt, chống thấm nước. 

Có nên sử dụng gạch không nung để xây tường chịu lực?

kỹ thuật xây tường chịu lực

Các công trình ở nước ta thường xây dựng tường chịu lực bằng gạch nung đỏ đặc. Sự xuất hiện của gạch không nung đã cung cấp thêm lựa chọn để đơn vị thi công lựa chọn được vật tư phù hợp nhất. Vậy, có nên xây tường chịu lực bằng gạch không nung? Câu trả lời chắc chắn là CÓ vì những ưu điểm mà loại gạch này mang lại.

  • Gạch không nung có độ bền cao thích hợp để xây dựng tường chịu lực. Khả năng chịu lực của gạch không nung từ 50mpa - 250mpa. Trong khi đó, khả năng chịu lực của gạch đỏ thông thường chỉ từ 35mpa - 75mpa. Như vậy, xây tường bằng gạch không nung vẫn chịu lực tốt hơn gạch nung thường.
  • Gạch không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống thấm tốt hơn so với gạch đỏ. Nhờ đó mà nâng cao chất lượng công trình đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người sử dụng công trình.

Càn Thanh là công ty cung cấp gạch không nung uy tín trên thị trường. Hiện nay, công ty cung cấp gạch không nung khí chưng áp với nhiều tính năng hiện đại. Giá gạch không nung cũng khá rẻ, đảm bảo tối ưu chi phí cho khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Càn Thanh

  • Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
  • Hotline: 0967213312
  • Website: https://canthanh.com.vn

Kết luận

Bài viết trên hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật xây tường chịu lực cũng như giới thiệu vật liệu phù hợp nhất để xây tường. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được vật liệu xây tường phù hợp và thi công công trình bền chắc, an toàn.

Tác giả: Lê Quang Dương

Tôi Lê Quang Dương hiện đang là trưởng phòng kinh doanh tại Công ty TNHH Càn Thanh chuyên phân phối gạch AAC, tấm bê tông siêu nhẹ... Ngoài công việc phụ trách bán hàng, tôi còn kiêm luôn hạng mục kỹ sư xây dựng tư vấn tại các công trình như nhà ở, nhà xưởng...

Bạn sẽ quan tâm:

Tấm panel có bền không? Ứng dụng tấm panel

Có nên làm nhà bằng tấm Cemboard không? Một số lưu ý quan trọng

Dự toán chi phí làm nhà bằng tấm panel chuẩn xác

Độ dày tấm Cemboard phổ biến trên thị trường

Hướng dẫn thi công gạch EBLOCK xây nhà cực đẹp

Biện pháp thi công gạch AAC với 3 bước đơn giản