Danh mục sản phẩm
Giá tấm bê tông nhẹ EPS có cao không? Ứng dụng bê tông EPS
Post 2024-02-23 |
Giá tấm bê tông nhẹ EPS có đắt không? Vật liệu này được ứng dụng thế nào trong ngành xây dựng? Đây là những vấn đề được mọi người quan tâm nhiều khi tìm hiểu về gạch hạt xốp EPS.
Cùng Càn Thanh xem ngay giá tấm bê tông EPS cũng như 1 số thông tin cần biết về vật liệu này nhé!
Tấm bê tông nhẹ EPS được sản xuất thế nào?
Bê tông xốp EPS là vật liệu xây dựng hiện đại, trọng lượng nhẹ và được ưa chuộng trên thị trường. Vật liệu sản xuất từ xi măng, cát, nước, hạt xốp nở EPS và 1 số phụ gia khác. Nhờ vào kết cấu hạt xốp nên bê tông EPS được giảm trọng lượng đáng kể và chỉ bằng ½ - ⅓ so với vật liệu nung truyền thống.
Tấm bê tông nhẹ EPS sản xuất với kích thước lớn nhằm giảm thời gian thi công và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài lớp bê tông hạt xốp ở ngoài, vật liệu cũng gia cố thêm lớp cốt thép ở giữa. Vì thế, tấm bê tông EPS có khả năng chịu lực uốn, lực nén rất tốt. Bề mặt tấm panel EPS khá bằng phẳng, sáng bóng và không lỗ chỗ như tổ ong. Đây cũng là lý do mà công trình xây dựng bằng tấm bê tông EPS có tính thẩm mỹ cao, bám sơn vữa tốt.
Giá tấm bê tông nhẹ EPS là bao nhiêu?
Giá tấm bê tông nhẹ EPS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước tấm bê tông, kết cấu cốt thép bên trong, đơn vị cung cấp,... Vì thế, bảng giá tấm bê tông hạt xốp EPS được trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cụ thể, giá vật liệu mới nhất 2024 như sau:
Vật liệu |
Mức giá |
Tấm bê tông hạt xốp EPS 2000X500X100mm không có lưới cốt thép |
Khoảng 300.000 đồng/m2 |
Tấm bê tông hạt xốp EPS 2000x500x70mm có lưới thép |
Khoảng 266.000 đồng/m2 - 280.000 đồng/m2 |
Tấm bê tông EPS 2000x500x100mm có lưới thép |
Khoảng 350.000 đồng/m2 - 380.000 đồng/m2 |
Tấm bê tông EPS 2000X500X150mm có lưới thép |
Khoảng 500.000 đồng/m2 |
Một số thông số cần biết về tấm bê tông nhẹ EPS
Để lựa chọn được tấm bê tông nhẹ EPS chất lượng, giá cả là yếu tố rất quan trọng. Ngoài mức giá, bạn còn cần phải quan tâm tới một số thông số khác của vật liệu như: trọng lượng, cường độ chịu nén, chỉ số cách âm, dẫn nhiệt,... Cụ thể, bạn tham khảo những thông tin sau.
1. Trọng lượng
Trọng lượng của tấm bê tông nhẹ EPS giao động từ 900 kg/m3 - 1000 kg/m3. Trong khi đó, tấm bê tông nung truyền thống có trọng lượng khoảng 2500 kg/m3. Trọng lượng tấm bê tông EPS thấp mang lại nhiều ưu điểm cho ngành xây dựng. Khi trọng lượng vật liệu thấp, quá trình vận chuyển và thi công được rút ngắn để giảm thiểu chi phí thuê nhân công.
2. Cường độ chịu nén
Cường độ chịu nén của tấm bê tông siêu nhẹ EPS thuộc nhóm B3 với chỉ số Mpa lớn hơn 3,5. Nhìn chung, cường độ chịu nén của tấm bê tông ở mức trung bình nhưng vẫn đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực cho công trình. Tấm bê tông không được ưa chuộng để làm tường chịu lực nhưng thích hợp để làm tường, vách ngăn không chịu lực ở các tầng trên cao.
3. Chỉ số cách âm
Chỉ số cách âm của vật liệu cao đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư cho người sử dụng công trình. Hệ số cách âm của tấm bê tông nhẹ EPS tương đối cao, khoảng 35dB - 45dB. Với hệ số cách âm cao, công trình đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn bên ngoài để mọi người có thể nghỉ ngơi, làm việc hiệu quả.
4. Hệ số dẫn nhiệt
Hệ số dẫn nhiệt càng thấp thì vật liệu càng có khả năng cách nhiệt tốt. Tấm panel khí chưng áp có hệ số cách nhiệt nhỏ hơn 0,4 W/ m.K nên mang lại nhiều lợi ích cho công trình. Nhà ở xây bằng tấm EPS luôn mát mẻ và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ngoài môi trường. Nhờ đó mà nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người sinh sống trong căn nhà cũng như tiết kiệm năng lượng điện.
Ứng dụng tấm bê tông nhẹ EPS
Với nhiều ưu điểm nổi trội như: cách âm, cách nhiệt tốt, cường độ chịu nén cao,... nên tấm bê tông EPS được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Vật liệu được dùng để xây dựng nhà ở, công xưởng, trường học, bệnh viện, nhà thép tiền chế,... Sau đây là một số ứng dụng nổi bật của tấm bê tông nhẹ EPS.
- Tấm tường bê tông nhẹ EPS: Tấm tường được sản xuất với chiều dày khá lớn để đảm bảo độ bền cho công trình. Bạn có thể chọn tấm tường có bề dày 70mm, 100mm, 150mm hoặc 120mm. Lưới thép gia cố bên trong có bề dày khoảng 3mm. Tấm tường EPS được sử dụng để làm tường không chịu lực hoặc vách ngăn giữa các căn phòng.
- Tấm sàn bê tông nhẹ EPS: Sàn bê tông EPS có trọng lượng rất nhẹ và dễ dàng lắp ghép. Khả năng chịu lực của vật liệu cũng khá tốt nên thích hợp để làm sàn nhà. Sau khi lắp đặt tấm sàn bê tông nhẹ EPS, bạn có thể ốp lát sàn nhà bằng gạch hoặc gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp.
- Làm tấm vách kho lạnh: Tấm sàn bê tông EPS có khả năng dẫn nhiệt kém thích hợp để làm tường vách bao quanh kho lạnh.
- Tường nhà cách âm: Quán karaoke, phòng cách âm cần làm từ vật liệu có hệ số cách âm tốt. Tấm panel EPS là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.
Kết luận
Trên đây là báo giá tấm bê tông nhẹ EPS cũng như ứng dụng của vật liệu này trong ngành xây dựng. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tấm bê tông nhẹ EPS để có thể lựa chọn được vật liệu phù hợp. Liên hệ ngay với chúng tôi để xem thêm nhiều thông tin về gạch nhẹ nhé!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Càn Thanh
- Địa chỉ: 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0967213312
- Website: http://canthanh.com.vn/
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín