Danh mục sản phẩm
6 nhược điểm của bê tông nhẹ trong xây dựng công trình
Post 2023-09-25 |
Mỗi sản phẩm dù hiện đại đến đâu thì ưu điểm vẫn luôn song hành cùng một số nhược điểm. Bê tông nhẹ cũng vậy, những mặt vượt trội về chất lượng, tính năng, giá thành đã được nhiều bài viết trước đây chia sẻ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng cập nhật những những nhược điểm của bê tông nhẹ để có cái nhìn sâu sắc hơn về dòng vật liệu xây dựng tiên tiến này.
Đôi nét về bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ là những khối bê tông có kích thước lớn, đồng nhất chất lượng được tạo thành từ hỗn hợp tạo bê tông kết hợp những thành phần kèm theo như phụ gia tạo bọt khí, hoặc chất tạo bọt, hoặc hạt xốp EPS.
Hầu hết các công trình ngày nay đều thi công bằng bê tông nhẹ
Nhờ những thành phần kèm theo này mà khối bê tông có được kích thước lớn nhưng trọng lượng thì siêu nhẹ, cùng với đó là khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống mối mọt, kháng khuẩn… hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường có các dòng bê tông nhẹ tiêu biểu sau:
- Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp AAC
- Gạch bê tông nhẹ bọt khí CLC
- Gạch bê tông nhẹ hạt xốp EPS
- Sàn bê tông nhẹ lắp ghép
- Tấm bê tông nhẹ làm tường, vách ngăn…
Nhược điểm của bê tông nhẹ là gì?
Những ưu điểm vượt trội, mang đến chất lượng công trình hoàn hảo hơn đã được tích hợp trong vật liệu cải tiến này, nhưng một số nhược điểm của bê tông nhẹ vẫn còn tồn tại:
1. Cần nhà sản xuất chuyên nghiệp
Do quy trình sản xuất đòi hỏi công nghệ sản xuất chuyên biệt, kỹ thuật đặc thù và dây chuyền hệ thống máy móc hiện đại nên số lượng nhà sản xuất đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất dòng vật liệu này vẫn còn giới hạn. Nhà phân phối thì nhiều nhưng nhà sản xuất thì không đông đảo như gạch đất sét nung, nhưng nhờ trọng lượng nhẹ nên việc vận chuyển bê tông siêu nhẹ đến công trình vẫn diễn ra rất thuận lợi.
Mô hình sản xuất bê tông nhẹ chuyên nghiệp tại xưởng
2. Khả năng chịu nén thấp hơn bê tông nguyên khối
Do phải đảm bảo đặc tính trọng lượng nhẹ, cách âm tốt nên cường độ chịu nén (Mác bê tông) của bê tông nhẹ chỉ đạt 2.5 - 7.5 Mpa tùy theo kích thước gạch. Độ chịu nén này thấp hơn nhiều so với bê tông nguyên khối truyền thống.
Dù không phù hợp công trình tường chịu lực cao, hoặc giằng mái vào tường trực tiếp nhưng bù lại, vật liệu bê tông nhẹ có khả năng chống va đập và khử rung tốt hơn bê tông nguyên khối, độ bền, độ cứng chắc tốt hơn gạch nung truyền thống. Quan trọng là trọng tải nhẹ nên công trình nền đất yếu thì bê tông khí chưng áp vẫn đáp ứng hoàn hảo.
3. Sử dụng vữa chuyên dụng
Mặc dù khi thi công bê tông khí chưng áp có thể dùng xi măng thông thường nhưng để đạt chất lượng cao, kéo dài tuổi thọ công trình, nâng cao khả năng chống thấm, đồng thời đạt độ thẩm mỹ cho lớp vữa tô trát thì sử dụng vữa chuyên dụng dành cho bê tông siêu nhẹ vẫn được khuyến khích lựa chọn.
Giá thành loại vữa chuyên dụng này vẫn tương đương giá xi măng cùng trọng lượng, do là vữa chuyên dụng nên độ bám dính bê tông nhẹ cực tốt, tiết kiệm lượng vữa khi sử dụng. Ngoài ra, đây là loại vữa trộn sẵn, đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn, khi dùng chỉ cần pha với nước theo tỷ lệ hướng dẫn nên không tốn nhiều thời gian, công sức.
4. Dễ bị thấm khi ngâm nước liên tục
Một nhược điểm của bê tông nhẹ nữa là khả năng chịu ngâm nước hạn chế. Ở điều kiện tiếp xúc nước thông thường (như mưa, phun nước tưới cây…) thì gạch siêu nhẹ có khả năng chống thấm nước tốt và bốc hơi thoát nước nhanh, nhưng khi ngâm gạch trong nước liên tục từ 12 tiếng trở lên, thành phần bê tông có thể bị nước thấm vào.
Đây cũng là lý do nhà sản xuất khuyên khách hàng nên sử dụng loại vữa trét chuyên dụng để làm lớp chống thấm, đồng thời hạn chế dùng bê tông nhẹ ở những khu vực thường xuyên ngập nước, đọng nước như tường bao gần mương rạch, nhà vệ sinh…
5. Chi phí bê tông siêu nhẹ cao
Nếu chọn gạch bê tông siêu nhẹ cao cấp khí chưng áp cho tất cả công trình thì chi phí mua gạch có thể cao hơn so với gạch đất sét nung. Nhưng thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể:
- Linh hoạt lựa chọn chủng loại bê tông nhẹ theo hạng mục thi công, chẳng hạn nơi chịu lực cao thì dùng gạch AAC, nơi chịu lực thấp như tường, vách ngăn thì dùng gạch bọt khí CLC hoặc gạch xốp EPS.
- Giá gạch dù cao hơn thì tổng chi phí xây dựng toàn công trình thấp hơn dùng gạch đỏ nung vì thời gian thi công nhanh, chi phí công thợ bình quân thấp, tình trạng phát sinh khi xây dựng được hạn chế…
Nhắc đến chi phí xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ thì cất kỳ chủ đầu tư nào cũng rất quan tâm. Bởi lẽ, việc nắm bắt rõ vấn đề tiền bạc sẽ giúp họ có thể tính toán cụ thể hơn cũng như tránh những phát sinh không đáng có.
6. Đội ngũ thợ xây dựng chuyên nghiệp
Kỹ thuật xây dựng bằng bê tông bê tông khí chưng áp đòi hỏi một số tiêu chuẩn bổ sung bên cạnh những kỹ thuật xây dựng thông thường. Vì vậy, khi chọn gạch bê tông siêu nhẹ để xây dựng, chủ đầu tư nên tìm những nhà thầu có nhiều kinh nghiệm xây dựng công trình bằng dòng vật liệu hiện đại này để đảm bảo kỹ thuật xây dựng tốt, chất lượng thi công cao, với chi phí tiết kiệm nhất.
Nguồn cung sản phẩm chất lượng và tư vấn uy tín
Càn Thanh - đơn vị thi công bê tông nhẹ tốt nhất hiện nay
Nhìn vào những nhược điểm của bê tông nhẹ, cùng những ưu điểm vượt trội từ những bài chia sẻ trước, chúng ta thấy rằng, lựa chọn vật liệu bê tông nhẹ trong xây dựng đang là xu hướng, mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư. Vậy, để hạn chế tối đa việc phải đối mặt với nhược điểm, chúng ta cần phải:
- Lựa chọn nhà sản xuất và cung cấp vật liệu bê tông nhẹ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Linh hoạt sử dụng vật liệu theo yêu cầu hạng mục xây dựng
- Tìm nhà thầu có đội ngũ thợ thi công công trình bằng gạch siêu nhẹ chuyên nghiệp
- Tìm hiểu kỹ thuật xây dựng bằng gạch siêu nhẹ từ các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm…
Tất cả những mong muốn này, Càn Thanh hoàn toàn đủ năng lực đáp ứng. Hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực vật liệu bê tông nhẹ suốt nhiều thập kỷ, Càn Thanh đã trở thành thương hiệu uy tín được đông đảo chủ đầu tư, chủ thầu tin tưởng lựa chọn.
Công ty TNHH Càn Thanh
- 215/15 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM
- Hotline: 0967 213 312
- Website: canthanh.com.vn
Bạn sẽ quan tâm:
Tấm panel siêu nhẹ bao nhiêu tiền 1m2? Cập nhật báo giá mới nhất
Tấm bê tông chịu nước siêu nhẹ - giải pháp xây dựng ở môi trường ẩm ướt
TOP 3 vật liệu không nung trong xây dựng phổ biến hiện nay
Hướng dẫn thi công sàn bê tông nhẹ đạt chuẩn, chất lượng
Bê tông nhẹ là gì? Phân loại, ứng dụng và địa điểm cung cấp uy tín